Ngày 20 tháng 10 hàng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là ngày kỷ niệm sự kiện thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vào ngày 20 tháng 10 năm 1930.
Ngày 20 tháng 10 hàng năm là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là ngày kỷ niệm sự kiện thành lập Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vào ngày 20 tháng 10 năm 1930.
Tiêu điểm – 25/01/2023 13:37 GS. TS. VÕ TÒNG XUÂN
Lâu nay, nhiều người biết đến GS. TS. Võ Tòng Xuân – nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, hiện là Hiệu trưởng danh dự Đại học Nam Cần Thơ – như nhà nông học lớn. Không chỉ có nhiều đóng góp vào việc khai mở nông nghiệp cho nhiều quốc gia trên thế giới, mà đặc biệt đóng góp quan trọng đưa Việt Nam từ chỗ thiếu ăn, vươn lên cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo. Trong đó có nhiều hoạt động đã để lại dấu ấn trên phạm vi toàn cầu. Điển hình là chiến dịch “Đánh thắng giặc rầy nâu” (1977) khi mạnh dạn đề xuất Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ “đóng cửa trường” trong 2 tháng để đưa hơn 2.000 sinh viên xuống tận nơi phổ biến giống lúa mới IR36 kháng rầy. Nhưng ít người biết rằng, Giáo sư còn là người đặt viên gạch đầu tiên cho “tòa lâu đài” công nghệ cho Việt Nam. Xin giới thiệu bài viết do chính Giáo sư viết.
Để đẩy mạnh công tác khuyến nông trong bối cảnh “thiếu thầy lẫn thợ”, đầu năm 1978, tôi đã tìm đến Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Cần Thơ bàn thực hiện Chương trình Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (sau này được nhiều người biết dưới tên gọi Khuyến nông). Mỗi tuần phát hình một lần với thời lượng 30 phút. Đây là hợp tác hoàn toàn tự nguyện. Trong đó Đài Truyền hình tự thấy bổn phận thông tin giúp người dân gieo trồng đúng, hiệu quả, bảo đảm được an toàn lương thực cả nước. Còn các nhà khoa học cũng tự thấy trách nhiệm phổ biến kỹ thuật cho nông dân và cán bộ lãnh đạo cũng thấy được trách nhiệm trong việc chỉ đạo nông nghiệp các tỉnh nắm bắt, chuyển giao đến tận đồng ruộng.
Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Xuân Bình (Trưởng ban Khoa giáo Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh), anh Quản Hùng (đạo diễn), anh Nguyễn Quý Hoàng (quay phim)… Còn tôi, vừa viết kịch bản, vừa kiêm luôn diễn viên với các bạn đồng nghiệp tại Đại học Cần Thơ là Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Văn Kim… và một số nông dân tiên tiến.
Chương trình đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo bà con, được khán giả ưa thích không kém các chương trình hát cải lương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, phương tiện quay hình lúc đó khá lạc hậu nên chương trình mắc nhiều lỗi không đáng có. Để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục điều này, tôi tranh thủ sự ủng hộ của GS. Nguyễn Văn Hiệu, lúc bấy giờ là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam – để nhờ Giáo sư Edward Cooperman (đã bị ám sát năm 1984 tại văn phòng của ông trong Đại học California at Fullerton, Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội Các Nhà khoa học Mỹ hợp tác với Việt Nam – xin một số thiết bị tối cần thiết. Nhờ đó, vào năm 1981 chúng tôi có được máy thu phát video gồm: 04 đầu máy Betamax, 02 đầu máy Umatic và 02 máy camera quay video hiệu Sony. Có lẽ tôi là người tiếp nhận bộ máy video đầu tiên trong nước. Vì lúc đó chưa cơ quan nào trong nước biết dùng loại thiết bị hiện đại này. Khi nhập vào, Hải quan TP. Hồ Chí Minh không biết hướng xử lý còn đòi phải có giấy phép của Bộ Văn hóa – Thông tin. Đó là cả chặng đường gian nan. Tuy nhiên, ngay cả khi xin được giấy phép vẫn chưa hết chuyện. Phía hải quan bắt chúng tôi phải ghi rõ chi tiết từng số máy như cách ghi số khung, máy đối với xe gắn máy bây giờ. Chưa hết, về đến Cần Thơ, chúng tôi phải trình với Sở Văn hóa – Thông tin và một lần nữa phải ghi từng số máy, cam kết không sử dụng vào mục đích gì khác ngoài làm chương trình khuyến nông.
Lúc ấy, GS. Cooperman cũng đem sang Việt Nam hai máy vi tính hiệu Apple II mới nhất của Mỹ, một chiếc đặt tại Viện của GS. Nguyễn Văn Hiệu, một chiếc đặt tại Đại học Cần Thơ. Nên nhớ là máy PC lúc ấy chỉ có một đĩa cứng 64 Kilobytes mà thôi. Nhưng những thiết bị hiện đại này đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình khuyến nông rất đắc lực.
Hai năm sau khi sử dụng chiếc máy Apple II, tôi có chiếc máy tính xách tay (laptop) đầu tiên do Bác sĩ Judith Ladinsky – người thay thế GS. Cooperman hỗ trợ. Máy mang nhãn hiệu Bondwell model 2. Máy này chỉ có một ổ đĩa mềm, không đĩa cứng. Và cũng vì quá mới mẻ nên dù tôi nhiều lần giải thích, giải trình, nhưng Hải quan Việt Nam vẫn không dám cho mang ra khỏi cửa khẩu. Mãi đến khi tranh thủ mối quan hệ cùng là đại biểu Quốc hội, trình bày với đồng chí Trương Quang Được – lúc bấy giờ là Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thì mới ổn. Sau khi nghe tôi trình bày về sự cần thiết của chiếc máy tính xách tay trong công việc thường ngày của xu thế thế giới, đồng chí đứng đầu ngành Hải quan đã cấp ngay cho tôi “Giấy phép” mang máy vi tính xách tay ra vào các cửa khẩu.
Sau đó, khi công nghệ máy tính tiến bộ hơn, máy trở nên rẻ hơn, nên tôi cũng đổi máy laptop từ máy Bondwell có 01 ổ đĩa mềm, sang máy Toshiba có 02 ổ đĩa mềm. Đến lúc này, cả Việt Nam cũng mới có 03 máy. 02 máy còn lại là của GS. Võ Quý và đồng chí Trương Quang Được. Sau đó, tôi lần lượt đổi sang máy laptop mới hơn, từ một máy Toshiba có ổ đĩa cứng 64K do Viện Phát triển Quốc tế Harvard cấp, máy AST với ổ đĩa cứng 250K và máy Dell với ổ đĩa cứng 500K rồi 1T… nhưng cảm xúc về chiếc laptop đầu tiên đầy sóng gió vẫn tràn đầy trong tôi… như hoài niệm đẹp.
Các bạn trẻ hiện nay đang hưởng thú vui “a-còng” (@) nhưng chắc không nhiều người biết những gian nan lúc ban đầu mà chúng tôi đã gặp phải khi đưa kỹ thuật e-mail vào Việt Nam. Chuyện bắt đầu vào năm 1992, TS. Thomas R. Preston, (chuyên gia FAO – tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) và TS. Andrew W. Speedy (Đại học Oxford, Vương quốc Anh) vào công tác ngắn hạn theo Chương trình Hệ thống canh tác của các trường nông nghiệp Việt Nam. TS. Speedy giới thiệu cho tôi hiểu thế nào là “e-mail” mà trường Đại học Oxford của ông đang sử dụng đã giúp các nhà khoa học thông tin với nhau rất nhanh chóng. Nghe thích quá, tôi chớp ngay cơ hội rồi vào cuộc.
Nhưng khi bắt tay vào làm đã vướng cả rừng trở ngại. Đó không chỉ là những cảnh báo về vấn đề an ninh mà còn là sự bỡ ngỡ của thuở ban đầu. Với vấn đề an ninh, tôi có thể thuyết phục được bằng lập luận: Thế giới đang sử dụng e-mail mà mình sợ, không dám sử dụng thì làm sao theo kịp thế giới? Rồi cố tìm cách thuyết phục những người có trách nhiệm. Nhờ đó mà những lo ngại an ninh cũng qua. Nhưng chuyện kỹ thuật cụ thể thì quả là thách thức lớn. Hai ông Preston và Speedy cùng nhóm giảng viên Đại học Cần Thơ gồm tôi và anh Đặng Đức Trí, Đỗ Văn Xê chia làm 02 nhóm, mỗi nhóm làm với một modem gắn vào một laptop và một điện thoại, rồi phải mày mò sửa từng dòng lệnh trên modem script để cho hai cái modem nối nhau. Cứ thế, suốt 03 ngày làm việc liên tục mới hoàn chỉnh.
Sau đó, hai vị chuyên gia nước ngoài chuyển lên Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh để thử nối máy với Đại học Cần Thơ trước khi đến Đại học Nông nghiệp Huế và lên Trung tâm Nông nghiệp Ba Vì. Như thế, trong khi Bưu điện Việt Nam chưa áp dụng dịch vụ e-mail thì 4 trường/trung tâm nông nghiệp của chúng tôi đã liên lạc nhau bằng e-mail qua máy chủ đặt tại Đại học Nông nghiệp Huế (vì lúc đó đường điện thoại của Huế không bận như của TP. Hồ Chí Minh). Lúc đó, chúng tôi không chỉ trao đổi qua lại với nhau, mà còn trao đổi thư từ thông tin với các đồng nghiệp ở nước ngoài qua máy chủ đặt tại Khoa Khoa học cây trồng thuộc Đại học Oxford. Mỗi ngày 03 lần máy chủ ở Oxford nối kết vào máy chủ ở Đại học Nông nghiệp Huế, đổ thư ngoài vào và lấy thư trong đi. Địa chỉ e-mail của chúng tôi lúc ấy rất dài, tận cùng bằng chữ “oxford.ac.uk”. Sau đó một năm, TS. Trần Bá Thái của Viện Công nghệ thông tin ở Hà Nội mới bắt đầu hệ “netnam.org” cho Đại học Cần Thơ sử dụng với tên miền ctu.edu.vn.Kim Notes lắng ghi chú
Theo Báo Cần Thơ điện tử (CT) ngày 9 tháng 5 năm 2021, lúc 17:51 Giáo sư Võ Tòng Xuân được trao tặng Huân chương Mặt trời mọc Tia sáng vàng và Ruy băng cổ của Chính phủ Nhật Bản Giáo sư Võ Tòng Xuân du học Nhật Bản năm 1974, học tập tại Trường Đại học Kyushu với đề tài nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật trồng lúa tại vùng nhiệt đới và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ (Nông học) tại đây. Sau khi trở về nước, ông tiếp tục công tác tại Trường Đại học Cần Thơ và đã cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp tục thực hiện các đề tài liên quan đến kỹ thuật trồng lúa và đã cùng nhau công bố nhiều bài báo khoa học, phổ biến kỹ thuật và chính sách nông nghiệp. Sau đó, với tư cách là người tiên phong trong giao lưu học thuật giữa Nhật Bản và Việt Nam lĩnh vực nông học, ông xây dựng nền móng đầu tiên cho các mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Năm 1997, với tư cách là nghiên cứu viên và giảng viên thỉnh giảng của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á Trường Đại học Kyoto, ông đã đến Nhật Bản 1 năm và đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến mô hình HTX nông nghiệp của Nhật Bản, cũng như làm đầu mối cho các chương trình tham quan học tập tại Nhật Bản dành cho nông dân và các nhà xây dựng chính sách của Việt Nam. Sau khi trở về nước, ông đã giới thiệu về chính sách nông nghiệp, đặc biệt là HTX nông nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp của Nhật Bản. Ông còn có nhiều cống hiến cho tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác ODA của Nhật Bản. Điển hình như chương trình hợp tác đầu tiên của Nhật Bản về đào tạo kỹ thuật nông nghiệp thông qua dự án hợp tác với Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ (giai đoạn 1970-1975), trong khuôn khổ hợp tác ba bên lần đầu tiên của Nhật Bản tại Châu Phi trong chương trình “Liên minh phát triển lúa gạo Châu Phi” được JICA khởi xướng, đã cố vấn và có nhiều cống hiến trong “Dự án Cải thiện kỹ thuật nâng cao năng suất lúa tại khu vực Nante, tỉnh Zambezia, Mozambique” (giai đoạn 2011-2015)… (Nguồn N.H)
Có một Việt Nam hiện diện đáng tự hào ở vùng Châu Phi, tác giả Trần Quang trên Tin Việt đã tự hỏi và trả lời thật thấm thía. Việt Nam Châu Phi hợp tác là câu chuyện Việt Nam con đường xanh liên quan định hướng quan hệ quốc tế về chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, nội dung, hiện trang, tiềm năng, thách thức và cơ hội. Bài này trao đổi ba nôi dung 1) Việt Nam châu Phi cơ hội hợp tác. 2) Lúa sắn Việt châu Phi một số kết quả bước đầu; 3) Việt Nam châu Phi một số suy nghĩ về tầm nhìn và định hướng hợp tác phát triển.
1. VIỆT NAM CHÂU PHI CƠ HỘI HỢP TÁC
Tôi thích cách tiếp cận của bạn Trần Quang nhìn thấu giấc mơ chí thiện và bài học thực tiễn của những người Thầy trên con đường xanh mà chúng ta tiếp nối: “Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” (Nói vậy thì hăng hái quá nhưng thật chân thành và thật đáng kết bạn !), ” Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay súng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời: ” “Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”. Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng. Chắp cánh những ước muốn”
Năm 2003, Hội thảo Quốc tế Việt Nam Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” do Chính phủ Việt Nam khởi xướng là mốc son điển hình của Hợp tác Nam Nam. Các đại biểu đặc biệt ca ngợi thành công của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời gian tới. Bài viết này tổng quan thông tin và kết nối sự kiện để giúp bạn đọc dễ theo dõi.
Trước đó vào năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt.
Theo VOA, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 có sự tham dự của 84 đại biểu quốc tế đến từ 23 nước Châu Phi, 10 tổ chức quốc tế và khoảng 300 đại biểu từ các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với Châu Phi. Sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu quốc tế vì đã tạo ra cơ chế đối thoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai bên. Đây cũng là một trong năm sáng kiến được đánh giá cao trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Á Phi lần 2, tổ chức tại Indonesia năm 2005.
Năm 2010, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 được tổ chức với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với nhiều lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương cùng doanh nghiệp của Việt Nam tham dự. Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Phi theo hướng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và với tiềm năng to lớn của hai bên, vì lợi ích chung của cả Việt Nam và châu Phi. Hội thảo tập trung thảo luận về quan hệ hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam – châu Phi, trong đó có an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Các lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động…; vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là những nội dung chủ đạo. Hội thảo dành nhiều thời gian thảo luận xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong những năm tới. Một số văn kiện quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Bên lề Hội thảo, những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi như các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất máy kéo nông nghiệp, dây và cáp điện, thiết bị điện gia dụng, dệt may … đã được giới thiệu đến khách tham quan.
Những hợp tác song phương Việt Nam Châu Phi về nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, giữa Hội thảo Việt Nam Châu Phi lần 1 và Hội thảo Việt Nam Châu Phi lần 2, chủ yếu là các đoàn vào của châu Phi và các châu lục sang Việt Nam tham quan trao đổi về kinh nghiệm thâm canh cây lương thực lúa ngô sắn khoai lang . Địa điểm tổ chức tại Việt Nam với nguồn tài chính song phương hoặc trợ giúp của bên thứ ba. Ví dụ như Trung tâm Giống Cây trồng Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ thuật, quản lý trồng lúa nước cho cán bộ khuyến nông Mozambique và chuyên gia nông nghiệp của Hà Nội dự án JICA hợp tác 3 bên giữa Việt Nam – Nhật Bản – Mozambique về phát triển lúa gạo. Nội dung đào tạo gồm các chuyên đề chính như: Tình hình sản xuất lúa gạo Thế giới, Việt Nam và ở Hà Nội; Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam; Cây lúa Việt Nam: giống và quy trình kỹ thuật thâm canh, thủy lợi, tưới tiêu và các biện pháp quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản chế biến lúa, … tham quan đồng ruộng và thăm các mô hình tiêu biểu.
Triển vọng hợp tác Việt Nam Châu Phi, theo Báo Nhân Dân, bài và ảnh Thanh Nghĩa, ngày 27/12/2018, Đại hội Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi nhiệm kỳ 2018- 2023 đã được tổ chức tại Hà Nội gồm đại diện các bộ, ngành Việt Nam và đại sứ các nước châu Phi cùng đại diện các doanh nghiệp thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam Châu Phi. Nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược riêng với từng quốc gia châu Phi, hai bên tăng cường hoạt động trao đổi đoàn, nhất là các đoàn ngoại giao – kinh tế. Ông Đỗ Đức Định, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi nhiệm kỳ 2013-2018 trong Báo cáo tổng kết công tác, đã khẳng định, trong 5 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi tiếp tục được củng cố và phát triển. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư có bước chuyển biến khả quan. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước châu Phi tiếp tục tăng trưởng. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo, điện thoại, các loại linh kiện, thủy sản, cà-phê… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu hạt điều, bông, gỗ… từ châu Phi. Châu Phi với khoảng 1,2 tỷ người (năm 2016) và dự báo sẽ tăng lên 2,5 tỷ người vào năm 2050, đang là môi trường đầu tư đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Song để phát triển hợp tác thương mại, đầu tư tại châu lục này, các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại. Một số lý do chính là tình hình chính trị xã hội và chính sách kinh tế ở một số nước châu Phi chưa ổn định; hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, văn hóa có nhiều khác biệt; mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở châu Phi còn mỏng; số lượng các doanh nghiệp hai bên có quy mô tài chính lớn sang kinh doanh và đầu tư tại thị trường của nhau chưa nhiều.
Trao đổi tại Đại hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi, PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông kiến nghị một số chính sách hợp tác châu Phi như đa dạng hóa nền kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, giảm phụ thuộc dầu mỏ, chính sách kinh tế hướng đông, coi trọng quan hệ với khu vực châu Á sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh về du lịch, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, chế biến nông sản với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một số quốc gia châu Phi đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng cần nhiều lao động nước ngoài cũng sẽ gia tăng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực việc làm và thương mại. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc T&T Group kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trao đổi đoàn, nhất là các ngoại giao kinh tế với các quốc gia châu Phi, nhằm duy trì hợp tác và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hướng tới việc xây dựng chiến lược phát triển quan hệ riêng với từng nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong quan hệ đầu tư, thương mại và hợp tác với từng quốc gia ở châu lục này. Đại sứ Mozambique tại Việt Nam ông Leonardo Pene chia sẻ với Thời Nay, cho biết, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique là rất sáng, nhất là các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, giáo dục, y tế… Việc sinh viên Mozambique sang Việt Nam học tập, hay các chuyên gia Việt Nam sang Mozambique chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, giúp đào tạo cán bộ y tế… đóng góp vào những kết quả tích cực mà quốc gia châu Phi đạt được thời gian qua. Những thành tựu đó là cơ sở để hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.
Tân Chủ tịch Hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi, nhiệm kỳ 2018-2023, Thứ trưởng Công thương Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam cùng Hội đưa ra các sáng kiến, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Về vấn đề này, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Mahmoud Hassan Nayel khẳng định, trong thời gian tới Ai Cập sẽ cùng Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi tổ chức nhiều hoạt động nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Nhìn lại gần hai thập kỷ Việt Nam Châu Phi hợp tác hữu nghị (2000-2019) tôi có câu chuyện nhỏ hợp tác nông nghiệp nay kể lại và suy ngẫm trong bức tranh tổng thể trên
2. LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI2.1 Câu chuyện trồng lúa châu Phi
Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“. Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.
Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở Bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này? Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.
Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”
Giáo sư tiến sĩ Lúa Võ Tòng Xuân đưa ra kinh nghiệm 5 bước kế hoạch phát triển lúa theo cách của Việt Nam gồm: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm; . 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,… thích hợp sinh thái; 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo cho nông dân địa phương châu Phi với sự hướng dẫn thực hành trồng lúa theo kinh nghiệm Việt Nam. Nhóm chuyên gia do giáo sư Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa với giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua đã đạt được 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.
Nhiều nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường, Cẩm Tú, B.T đăng trên Dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này: “…cách đây khoảng 5 năm (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. “Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .
…“Tại Liberia, PGS. TS Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.
Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS TS Dương Văn Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”“Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique,Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”
Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Bài Nhớ châu Phi tôi đã kể câu chuyện này “Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này”. Sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, và phụ nữ. Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi”.giáo sư tiến sĩ Martin Fregene nói.
Martin Fregene trước đây là chuyên gia CIAT ở Colombia, tiến sĩ di truyền và chọn giống sắn. Ông đã từng tham gia đánh giá giống sắn ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp, Đồng Nai, và dự Hội thảo Sắn Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Trước năm 2000, năng suất sắn Việ Nam tương đương năng suất sắn châu Phi (8 tấn/ ha) Sau năm 2007, năng suất sắn Việt Nam vượt lên gấp đôi (17 tấn/ ha) vượt xa so với năng suất sắn châu Phi.(12 tấn/ha). Nhiều chuyên gia sắn châu Phi đã tới Việt Nam trao đổi học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát triển sắn bền vững.
Martin Fregene với các bạn chọn giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á ở CIAT năm 2003. Hiện nay (2019) ông là Giám đốc Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB). Giảng dạy và hướng dẫn khởi nghiệp cho các đối tượng trẻ tuổi sinh viện và doanh nghiệp nông nghiệp, giám đốc Martin Fregene đã chia sẻ câu chuyện cá nhân ông và truyền cảm hứng về cách khai mở niềm tin vào tiềm năng của mình, như chính ông đã là tiến sĩ nhưng tự nguyện rời bỏ những điều kiện tốt hơn ở CIAT, Mỹ để trở về dấn thân cho Nigeria và Châu Phi của ông. Nigeria tổ quốc ông là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi dân phần lớn thuần nông và nay trồng trên 6 triệu ha sắn vì đất nghèo, dân nghèo, sắn dễ trồng và ít đầu tư. Nigeria thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số trên 174,5 triệu người đông thứ 7 trên thế giới. Llịch sử Nigeria có nền văn hóa riêng biệt . Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, sau Ghana. Tuy độc lập nhưng sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi thì lại bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị bạo lực sắc tộc và các ảnh hưởng nước liên quan đến việc Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong các năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quá to lớn. “Trên 170 triệu dân số, hơn 40 triệu tuổi trẻ thất nghiệp và hơn 70 % dân số sống dưới dòng nghèo đói là gợi ý của tảng băng tan chảy. Hơn 400 triệu dân số hình chiếu của thế kỷ 400 là một thức dậy gọi là ! Chúng ta phải trồng thêm thức ăn, tạo thêm công việc và đảm bảo an ninh thực phẩm ở Nigeria, cho người Nigeria và bởi người Nigeria. ! Nông nghiệp nông nghiệp có thể thay đổi cốt truyện nếu có chính trị chiến lược, thực tế, chính sách của nông dân, các quản trị viên cống hiến, khu vực tư nhân hiệu quả và các cầu thủ hạ thấp. Âm nhạc đã thay đổi. Chúng ta phải thay đổi các bước nhảy để cứu người Nigeria và Nigeria. Chúng ta không thể làm được hiệu quả nếu chúng ta bị trục trặc kỹ thuật.” Ông Ajenifuja Maruf Olalekan bạn của Martin Fregene đã viết vậy. Martin Fregene và các bạn anh nhiều người học thức cao và làm o83 các tổ chức quốc tế đã quay về Tổ Quốc và điều hành một khâu quan trọng để tái định hướng nông nghiệp và đào tạo nguồn lực của Nigeria và châu Phi. Nigeria và các nước châu Phi hiện đang thay đổi bởi những con người như vậy.
Tôi (tiến sĩ Hoàng Kim, tác giả bài viết này) năm 2003 may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt Nam, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam. Năng suất sắn bình quân của Việt Nam năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn này đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.
Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp.
Nhiều chuyên gia sắn Châu Phi Châu Mỹ Latinh CIAT Châu Á Ấn Độ Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Nhiều thầy giáo nhà nghiên cứu sắn ở các Viện Trường và doanh nghiệp của châu Phi và thế giới đã đến cùng làm việc và chia sẻ kinh nghiệm sắn với Việt Nam . Đó là bài học cao quý của cây sắn, một cây trồng của người nghèo đã lan tỏa rộng khắp nơi làm rạng danh Tổ Quốc. Thành tựu công việc đồng ruộng sắn đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong sự quản lý chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến thức ăn gia súc.
Nhiều thầy giáo, chuyên gia nông học với nhà chế biến xăng dầu và quản lý từ châu Phi đã đến Việt Nam đúc kết thực tiễn đồng ruộng với các sản phẩm từ sắn. Cách mạng sắn ở Việt Nam; Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai; …đã trở thành bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Câu chuyện này tôi đã kể trên trang Face Book bài Sắn Việt Nam kết nối châu Phi https://www.youtube.com/embed/EhjcmPg_Iqs?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
3. VIỆT NAM CHÂU PHI HỢP TÁC
Việt Nam châu Phi cần mở rộng hợp tác thân thiện và gắn bó hơn về nông nghiệp chế biến nông sản du lịch sinh thái, truyền thông, thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, lao động việc làm, khai thác nhiều kênh hợp tác đầu tư đa phương hiệu quả, ngoài kênh hợp tác song phương chính thức giữa hai chính phủ. Cách làm cần hợp tác khai thông hiệu quả 6M. Con người (Man power), Vật liệu mới Công nghệ mới (Materials), Quản lý (Management) Cách làm (Method) Tiền (Money)
An sinh xã hội, Nông nghiệp sinh thái, Dân tộc Ngôn ngữ Văn hóa là các vấn đề lớn song hành. Châu Phi cần có cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn nghèo đói. Hợp tác Nam Nam do FAO và Chính phủ Việt Nam khởi xướng đầu thế kỷ 21 có ý nghĩa chính trị kinh tế văn hóa xã hội to lớn. Thành tựu và bài học đạt được là tốt, có thể chia sẻ bảo tồn phát triển bền vững. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp đã tái khẳng định tầm nhìn và ước muốn của bạn trong thay đổi phát triển. Sự cần thiết phải nắm lấy cơ hội, điều chỉnh mới và tăng tốc, đừng để cơ hội vuột đi.
Nông nghiệp sinh thái là giá đỡ kinh tế Việt Nam và châu Phi, cần khai mở tốt hơn về tiềm năng và cơ hội khác phục các vấn nạn và lực cản sản xuất để chấn hưng kinh tế văn hóa xã hội. Đánh giá một đất nước, một dân tộc, một chính sách kinh tế xã hội cần nhìn thấu chất lượng cuộc sống của những người nghèo khổ nhất xã hội là nông dân. Số phận nông dân nông nghiệp nông thôn nếu chưa có chính sách đầu tư đổi mới hiệu quả vững chắc thì chế độ đó chính sách đó vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực. “Định hướng quan trọng hơn tốc độ” (Direction is somuch more important than speed). Tôi đồng tình với đánh giá của các nhà lãnh đạo châu Phi tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 “Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp” (Source: Africa’s future lies in agriculture – African leaders insist ).
Lúa sắn Việt châu Phi , bài học thực tiễn chưa bao giờ cũ.
LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦNHoàng KimQuốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).
Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.
“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.
Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không.4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ:1. Lòng tham mà không chán2. Ghen người hiền, ghét người tài3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót4. Xét người mà không xét mình5. Do dự không quả quyết6. Say đắm rượu và sắc đẹp7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.
Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓAHoàng KimSông Hóa ơi Bạch Đằng GiangTa đến nơi đây chẳng một lầnLời thề sông núi trời đất hiểuLời dặn của Thánh Trần (*)
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh GiangQuê hương liền dải tụ trời NamMinh Lệ, Hưng Long hai bầu sữaHoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêngNguồn Son Chợ Mới đẹp ân tìnhMinh Lệ đình xưa thương làng cũNguyện làm hoa đất của quê hương.Đất nặng ân tình đất nhớ thươngTa làm hoa đất của quê hươngĐể mai mưa nắng con đi họcLưu dấu chân trần với nước non.
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.
NHỚ CỤ NGUYỄN ĐỨC HÀ(Cụ Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi mến tặng)Cụ về tiên cảnh đã tròn nămĐứt đoạn dây tơ rối ruột tằmNỗi nhớ bâng khuâng còn đọng mãiNiềm đau vương vấn vẫn thương thầmTâm hồn trong sáng dân vì nểĐạo đức.kiên trung Nước tri ânDi ảnh còn đây người vắng bóngLưu đời, dấu ấn trí nhân tâmTháng 8 /2018 Nhân ngày Kỵ Nhật (29 tháng 6 âm lịch nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2017), mấy lời vương vấn đến cụ(*) Cảm ơn cụ Đỗ Hoàng Phong 95 tuổi đã có thơ hay tưởng nhớ cụ Nguyễn Đức Hà là ba vợ của cháu. Gia đính các cháu xin chép lại
VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨCCụ Đỗ Hoàng Phongmừng thọ Cụ Nguyễn Đức Hà
Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầmĐối nhân xử thế đúng phương châmVắt ngang thế kỷ trồng cây ĐứcXẻ dọc biên niên dệt chữ TâmDũng sĩ so tài không kém sứcAnh hùng đọ trí cũng ngang tầmHuân chương Nước tặng hồng trên ngựcBách tuế ghi tên vẫn nhớ thầmNHỚ CHA NGUYỄN ĐỨC HÀHoàng Kim nhân ngày giỗ cha vợtiếp nối thơ cụ Đỗ Hoàng PhongQua chín lăm xuân vượt mọi nhầmCha Anh theo Bác vững phương châmDòng họ mến thương vì tốt bụngBà con quý trọng bởi nhân tâmBảy con hạnh phúc bền son sắtHai Cụ yêu thương ngưỡng mộ tầm.Trọn vẹn một đời Cha thật sướngTháng Bảy mưa Ngâu mãi nhớ thầm.Đoc tiếpVắt ngang thế kỷ trồng cây đức
Bài thơ Viên đá Thời gian https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/
NHỚ THÁNG BẢY MƯA NGÂUHoàng Kim
Tháng Bảy mưa NgâuTrời thương chúng mìnhMưa giăngƯớt đầm vạt áoBảy sắc cầu vồngLung linh huyền ảoMẹ thương conĐưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hànhChạy giữa trăm nămChở đầy kỷ niệmChở đầy ắp tình emTừ nơi chân trờiGóc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân caCon ngựa, con trâuSuốt đời siêng năng làm lụng.Thương con gà luôn dậy sớmBiết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !Những câu thơ ông bà gửi lạiĐã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tháng Bảy mưa NgâuĐầy trời mưa giăng giăngThương nàng Chức NữEm là tiên đời thườngĐầy đặn yêu thương
Tháng Bảy mưa NgâuNhớ thương ai góc biển chân trờiNhững cuộc chia lyĐong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũKhói sương mờ ký ức thời gianChốn nào chúng mình hò hẹnNơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng BảyMưa, mưa hoài, mưa mãiMưa trong lòng ngườiNên mưa rất lâu…
Mưa rơi như dòng lệ trắngĐất trời thương nối một nhịp cầu.
Em ơiLời tình tự của nghìn năm dân tộc.Như sắc cầu vồngNối hai miền xa cáchĐể xa nên gầnVời vợi nhớ thương.“Nhớ tháng Bảy mưa Ngâu” là bài thơ tình của Hoàng Kim viết tặng cho những đôi lứa yêu thương cách xa nhau và khát khao ngày gặp mặt. Bài thơ là chuyện tình cảm động Ngưu Lang Chức Nữ có trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.
THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWINHoàng Kim
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.
Thăm nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” nhằm vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” Nông nghiệp Việt 500 năm”, “Nông nghiệp Việt trăm năm” (1925 -2025); lần tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt. Down House là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Nông nghiệp Việt trăm năm (1925-2025) thao thức trong tôi. “Trăm năm trong cõi người ta” cụ Nguyễn Du khởi đầu kiệt tác Truyện Kiều hồn Việt, đất Việt, người Việt bằng câu này. Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển là bài học lớn Nông nghiệp Việt thích nghi để tồn tại kết nối và hội nhập nhưng không quên bản sắc mình là ai và ở đâu trong thế giới phát triển. Nông nghiệp Việt 100 năm bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm.Tôi duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường, để tự mình đọc kỹ lại và suy ngẫm. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại, nay soạn lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm dòng chủ lưu tiến hóa chấn hưng đất nước.
(*) Cây Cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng HộCây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”
(**) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc TrìuBộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 94, trò chuyện về Viện
GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.
TS. Hoàng Kim giám đốc Trung tâm Hưng Lộc cùng với GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia viện Vavilop Liên Xô trong chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.
Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.
GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.
Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á
Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000
Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai
Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.
Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)
Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.
Tôi lưu lại một số hình ảnh tư liệu kỷ niệm một thời tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam..Thật trân trọng tự hào và biết ơn về Thầy bạn trong đời tôi đã giúp đỡ, động viên, đồng hành dạy và học. Đó là một khối trí tuệ tinh hoa nông nghiệp trong góc nhìn hẹp nhưng lại là tia sáng bền bỉ thầm lặng vươn tới.của dân tộc Việt. Chúng ta còn nợ các chuyên khảo sâu đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để có giải pháp tốt hơn cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ tầm nhìn, định hướng, kế hoạch phát triển Nông nghiệp Việt nga71n hạn, trung hạn, dài hàn, nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của khoa học, giáo dục, lịch sử văn hóa nông nghiệp Việt.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tham-nha-cu-cua-darwin/
HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG黄素源 (越南) Hoàng Tố Nguyên Việt Nam#htn #htn365 #vietnamxahoihoc #cnm365 https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/htn