Ngày 17-6, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa triệt phá, bắt giữ các đối tượng liên quan trong đường cho vay lãi nặng, đòi nợ kiểu khủng bố như gọi điện hăm dọa, cắt dán hình ảnh và đưa lên mạng xã hội hoặc có thể tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà để uy hiếp, gây sức ép…
Ngày 17-6, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa triệt phá, bắt giữ các đối tượng liên quan trong đường cho vay lãi nặng, đòi nợ kiểu khủng bố như gọi điện hăm dọa, cắt dán hình ảnh và đưa lên mạng xã hội hoặc có thể tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà để uy hiếp, gây sức ép…
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP thì "cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
Theo quy định trên, cho vay với lãi suất vượt quá 100%/năm được xem là cho vay nặng lãi.
Cho vay nặng lãi (Hình từ Internet)
Việc trả lại cho người vay tiền được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP như sau:
Dẫn chiều Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự như sau:
Như vậy, người vay tiền được trả lại tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội cho vay nặng lãi thực tế đã thu (tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự).
Tuy nhiên, trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
BNEWS Ngày 26/1, Công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Đức Thắng về tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”.
Ngày 26/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Đức Thắng (sinh năm 1992), Trương Văn Luật (sinh năm 1999) và Đoàn Văn Vũ (sinh năm 1991), cùng trú tại tỉnh Hà Nam về tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” theo Khoản 2, Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Qua công tác nắm tình hình, Công an thành phố Tuy Hòa phát hiện một nhóm người từ tỉnh Hà Nam đến địa bàn thành phố Tuy Hòa hoạt động cho vay lãi nặng thông qua phương thức quảng cáo cho vay tài chính trên mạng xã hội Facebook với nội dung “cho vay trả góp ngày lãi suất thấp”.
Tháng 1/2024, Công an thành phố Tuy Hòa đã đấu tranh với các đối tượng Thắng, Luật, Vũ cùng đồng bọn. Quá trình đấu tranh, lực lượng công an xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2023 đến tháng 1/2024, nhóm người này đã cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên vay số tiền hơn 3,7 tỷ đồng với lãi suất từ 341% đến 1.000%/năm; số tiền thu lợi bất chính tạm tính là 1,35 tỷ đồng.
Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của các đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu, gồm 24 chứng minh nhân dân, 36 căn cước công dân, 7 giấy phép lái xe, 8 giấy đăng ký xe mô tô, 6 giấy khai sinh, 2 giấy chứng nhận kết hôn, 12 sổ hộ khẩu, 1 quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí cùng nhiều giấy tờ, đồ vật khác liên quan đến việc cho vay nợ của các đối tượng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tuy Hòa đang tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng số đối tượng còn lại trong vụ án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình 2017 như sau:
Theo đó, người cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính từ 30.000.000 trở lên.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt quy định tại Điều 201 nêu trên. Trong đó, mức phạt cao nhất là phạt tù đến 03 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.