Dẫn Chương Trình Làn Sóng Xanh 2023

Dẫn Chương Trình Làn Sóng Xanh 2023

Trong những tuần gần đây, nông dân lái máy kéo đã tràn ra các tuyến đường lớn ở các thành phố trọng điểm châu Âu, từ Warsaw đến Madrid, từ Athens đến Brussels. Nhóm nông dân này yêu cầu giới chức các nước phải hủy bỏ một số biện pháp hướng tới nông nghiệp xanh, cho rằng các quy tắc này và nạn quan liêu đang gây tổn hại đến sinh kế của họ.

Trong những tuần gần đây, nông dân lái máy kéo đã tràn ra các tuyến đường lớn ở các thành phố trọng điểm châu Âu, từ Warsaw đến Madrid, từ Athens đến Brussels. Nhóm nông dân này yêu cầu giới chức các nước phải hủy bỏ một số biện pháp hướng tới nông nghiệp xanh, cho rằng các quy tắc này và nạn quan liêu đang gây tổn hại đến sinh kế của họ.

Attack on Titan: The Final Season - part 3 (Đại chiến Titan: mùa cuối – phần 3)

Attack on Titan là series hoạt hình được chuyển thể dựa trên manga cùng tên của tác giả Hajime Isayama. Cốt truyện chính kể về một thế giới nơi loài người sống sau ba bức tường khổng lồ bảo vệ họ khỏi những gã khổng lồ ăn thịt người gọi là Titan. Một cậu bé tên Eren Yeager cùng với hai người bạn Mikasa Ackerman và Armin Arlert đã cùng tham gia quân đội để chiến đấu chống lại các Titan và khám phá những bí mật thế giới của họ.

Cuối cùng, bộ ba phát hiện ra rằng các Titan không phải là những con quái vật vô tri mà vốn dĩ là những con người nhưng đã bị một sức mạnh bí ẩn biến thành Titan. Họ cũng biết rằng có những phe phái trong chính phủ đang thao túng tình hình vì lợi ích.

"Attack on Titan" được lên sóng Netflix trong tháng 3/2023. (Ảnh: animenewsnetwork.com)

Bộ phim có bốn mùa, với mùa đầu tiên phát sóng vào năm 2013, mùa thứ hai vào năm 2017, mùa thứ ba gồm hai phần (2018 và 2019) và mùa cuối cùng được chia thành ba phần, với phần phần 1 và 2 lần lượt phát hành năm 2020 và 2022, phần 3 sẽ lên sóng Netflix trong tháng 3/2023.

Series hoạt hình này được đánh giá cao nhờ vào sự hấp dẫn của các nhân vật, những tình tiết gây sốc và câu chuyện độc đáo xoay quanh các chủ đề nhân loại, sự tự do và hậu quả chiến tranh.

Ariyoshi Assists - Trợ lý Ariyoshi

“Ariyoshi Assists” là chương trình truyền hình tạp kỹ có sự tham gia của Hiroiki Ariyoshi - một trong những người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên, nam diễn viên hài chỉ tham gia với tư cách hỗ trợ cho một nhóm khách mời là những người nổi tiếng sẽ được giao phụ trách dẫn chương trình mỗi tập.

"Trợ lý Ariyoshi" được phát sóng trên Netfix. (Ảnh: netflix.com)

Mỗi tập của “Ariyoshi Assists” được xây dựng dựa trên một bối cảnh và kịch bản độc đáo nhằm làm nổi bật tài năng đặc biệt của người dẫn chương trình. Cả những diễn viên hài đã thành danh và những người mới nổi đều tham gia và cố gắng chinh phục các thử thách, pha trò về những “mảng miếng” mà Ariyoshi bất ngờ “ném” vào họ.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin thông báo, Pháp đã ghi nhận 1.040 hành vi bài Do thái trong gần một tháng qua. 486 người đã bị bắt giữ, trong đó có 102 người nước ngoài. Cộng đồng Do thái ở Pháp ước tính có khoảng hơn 500.000 người, lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 3 thế giới, sau Israel và Mỹ.

Cảnh sát trưởng thủ đô Paris Laurent Nunez cho biết, chỉ riêng Paris đã có 257 hành vi bài Do thái và 90 vụ bắt giữ. Tại trung tâm thành phố Lyon, đông nam nước Pháp, các công tố viên cho biết chủ nghĩa bài Do thái có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ đâm dao tại nhà riêng của một phụ nữ trẻ người Do thái. Cảnh sát đang coi vụ tấn công này là cố ý giết người. Tại thành phố Besancon, miền đông nước Pháp, xuất hiện hàng loạt hình vẽ, khẩu hiệu bài Do thái với các thông điệp bạo lực.

Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh, hành vi bài Do thái gia tăng bất thường tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian qua. Theo đó, một đám cháy đã bùng phát tại khu Do thái ở một nghĩa trang ở Áo, làm hư hại một phòng lễ. Cảnh sát cho biết, các bức tường tại nghĩa trang bị vẽ đầy những hình ảnh, biểu tượng bài Do thái. Trong khi đó, giới chức Đức thông báo, trong một tháng qua, đã có khoảng 1.800 vụ bạo lực nhằm vào người Do thái ở nước này.

EC lên án tình trạng bài Do thái tại EU, kêu gọi người dân đẩy lùi làn sóng bài Do thái. EC khẳng định sẽ phối hợp các nước thành viên tăng cường các biện pháp an ninh, đồng thời bảo đảm các nền tảng trực tuyến nhanh chóng gỡ bỏ thông tin sai lệch và nội dung kích động bạo lực, thù hận, phân biệt chủng tộc.

Trong bối cảnh chủ nghĩa bài Do thái gia tăng trên thế giới, Hội đồng An ninh quốc gia và Bộ Ngoại giao Israel ra thông cáo chung yêu cầu công dân nước này cân nhắc việc ra nước ngoài và công dân Israel đang ở nước ngoài tránh thể hiện mình là người Do thái. Theo thông cáo, các đại sứ quán Israel, sân bay tiếp nhận các chuyến bay từ Israel, cộng đồng Do thái và nhiều cơ sở tôn giáo ở nước ngoài có thể là mục tiêu chính của các cuộc biểu tình chống Do thái.

Để duy trì sự tăng trưởng của kinh tế số trong nền kinh tế, Việt Nam cần có đột phá mới.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện thu về hơn 4,4 tỷ USD, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện cán mốc 22,5 tỷ USD, tăng 11,6% so với 5 tháng năm 2023.

Bên cạnh “phần cứng”, Việt Nam hiện có trên 1.500 doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, với doanh thu ước đạt khoảng 7,5 tỷ USD. Doanh thu thị trường xuất khẩu nước ngoài đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Xuất khẩu “phần cứng” và “phần mềm” là kết quả của chiến lược phát triển kinh tế số, chuyển đổi số mà Việt Nam khởi xướng từ nhiều năm trước. Đến nay, Việt Nam không chỉ là điểm đến của các nhà sản xuất công nghiệp công nghệ số như Samsung, LG, Intel…, mà còn là sự lựa chọn cho làn sóng bán dẫn mới.

Nếu như năm 2019, kinh tế số mới đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam khoảng 5%, với 12 tỷ USD, thì đến năm 2023, kinh tế số đóng góp tới 16,5% GDP, đạt tốc độ tăng trưởng hơn 19%/năm. Mục tiêu năm 2024, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông đạt 140 tỷ USD.

Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng, đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm trên 20% GDP cả nước, tăng trưởng 20 - 25%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu là năm phát triển kinh tế số, với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số. Đó là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, để phát triển ngành công nghiệp CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu CNTT tập trung để tạo điều kiện phát triển các khu CNTT tập trung, đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện giao thông, du lịch thuận tiện.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số để công nghiệp CNTT trở thành ngành công nghiệp nền tảng. Thúc đẩy đào tạo các nhóm ngành mới (vi mạch, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu) phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển trên thế giới.

Về dữ liệu, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, mỗi bộ, ngành, địa phương lựa chọn xây dựng 3-5 bộ dữ liệu (dataset) chất lượng cao. Mỗi ngành kinh tế lựa chọn và công bố 5 kịch bản khai thác, sử dụng dữ liệu nhằm tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về quản trị số, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai xây dựng 3 trợ lý ảo. Trong đó, trợ lý ảo lập pháp để phát hiện những mâu thuẫn khi làm văn bản pháp luật; trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp hỗ trợ cán bộ, công chức thực hiện công việc theo quy định; trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân trả lời các câu hỏi liên quan đến pháp luật, đến các quy định của Nhà nước.

Làn sóng tiếp theo của kinh tế số

Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Chính phủ xác định, năm 2024 là năm bứt phá trong thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Nhiệm vụ tập trung hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Đặc biệt, chú trọng 3 đột phá chiến lược, gồm thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.

Liên quan ngành, lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số mới trong tương lai gần, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ, để khai thác tiềm năng chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trọng điểm này.

Ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, với kinh tế số, chúng ta cần nhất quán quan điểm là “cân bằng giữa cởi mở và kiểm soát rủi ro”. Tư tưởng “cởi mở” là cần thiết mới có thể kiến tạo phát triển kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội, thậm chí là tiên phong trong một số lĩnh vực… Tuy nhiên, cũng cần kiểm soát rủi ro, nhất là CNTT, an ninh mạng, thông tin - dữ liệu... Trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhưng cũng có nhiều rủi ro, nên châu Âu đang chuẩn bị có đạo luật về trí tuệ nhân tạo và Trung Quốc cũng đang nghiên cứu để sớm ban hành.

Còn theo ông Matthew Francois, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Hãng McKinsey & Company, các lĩnh vực kinh tế số có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam, như giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng góp phần thúc đẩy kinh tế số; chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, được thúc đẩy bởi hạ tầng số. Đây là cơ hội để Việt Nam sử dụng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy kỹ năng số làm tăng năng suất lao động, tạo ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Thủ tướng Chính phủ ra một chỉ thị về những đột phá chuyển đổi số các ngành, các cấp. Chuyển đổi số là toàn dân, toàn diện, nên cần có bước đột phá. Chuyển đổi số sẽ không thành công nếu người đứng đầu các cấp không trực tiếp làm ít nhất một dự án chuyển đổi số có tính nền tảng.

“Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, là con đường đưa Việt Nam đến hùng cường, thịnh vượng. Qua gần 4 năm, chúng ta đã nhìn ra con đường, đã nhìn ra cách tiếp cận, đã hành động mạnh mẽ, đã có những kết quả bước đầu. Bây giờ là lúc phải hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tạo ra các kết quả thiết thực hơn, toàn diện hơn cho người dân. Các nước cũng đang chuyển đổi số mạnh mẽ, nếu chúng ta không quyết liệt hơn, không có cách làm sáng tạo hơn, không liên tục đi đầu, thì sẽ lại là nước đi sau, tụt lại phía sau và giấc mơ về một Việt Nam hùng cường sẽ lại tiếp tục là giấc mơ”, ông Hùng nhấn mạnh.