Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trải dài trên khắp cả nước. Trong đó một dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên là đông dân số nhất.
Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trải dài trên khắp cả nước. Trong đó một dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên là đông dân số nhất.
Sáng ngày 09/09/2013, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã làm Lễ đón tiếp 41 sinh viên Đại học Dân tộc Quảng Tây (ĐHDTQT), Trung Quốc. Tới dự buổi Lễ, có sự hiện diện của trưởng các ban hữu quan của Đại học Đà Nẵng, đại diện ban giám hiệu, các phòng khoa và các thầy cô của các trường Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ và Đại học Sư phạm.
Thay mặt lãnh đạo, TS Hoàng Hải, Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế ĐHĐN đã đọc thư của PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, chúc mừng sinh viên ĐHDTQT đến học tập tại ĐHĐN và mong muốn các em sẽ cố gắng học tập tốt trong thời gian sống và học tập tại Đại học Đà Nẵng. Sinh viên còn được nghe thầy Huỳnh Minh Sơn, Trưởng Ban Công tác Học sinh-Sinh viên và thầy Hoàng Hải, Trưởng Ban HTQT hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về các thủ tục, nội qui, qui chế đối với sinh viên quốc tế học tại ĐHĐN và các địa chỉ cần liên hệ khi cần.
Thay mặt sinh viên ĐHDTQT, sinh viên Diệp Dao Hân bày tỏ lòng cám ơn chân thành đối với lãnh đạo và thầy cô của ĐHĐN đã tận tình giúp đỡ và đón tiếp sinh viên ĐHDTQT rất long trọng ngay từ ngày đầu đến Đà Nẵng, và xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt.
Buổi lễ tiếp đón diễn ra long trọng và tốt đẹp là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đại học Đà Nẵng, Ban Giám hiệu các trường thành viên và sự phối hợp tốt của các phòng ban hữu quan của ĐHĐN.
Lễ hội Khai hạ là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời, quy mô lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, 2024, lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, quy tụ 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) tham gia, là dịp để các tinh hoa văn hóa dân tộc Mường hội tụ và tỏa sáng.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động đậm đà bản sắc.
Lễ hội Khai hạ gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở tỉnh Hòa Bình. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công mở đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với mọi nhà. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi thức độc đáo, tạo nên nét riêng trong lễ hội. Tùy từng vùng Mường mà thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội có sự khác nhau. Lễ hội Khai hạ Mường Vang (Lạc Sơn) tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng theo lịch Mường Vang tại miếu Áng Ka và một số địa điểm khác; lễ hội Khai hạ Mường Thàng (Cao Phong) tổ chức ngày mùng 6 tháng Giêng theo lịch Mường Thàng tại miếu Cả; lễ hội Khai hạ Mường Động (Kim Bôi) tổ chức ngày mùng 3/5 âm lịch, tức ngày mùng 4/4 theo lịch Mường Động tại miếu Mường Chanh. Ở huyện Tân Lạc, Lễ hội Khai hạ được tổ chức ngày mùng 7, 8 tháng Giêng, tức ngày mùng 6, 7/7 theo lịch Mường Bi. Lễ hội là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, thân mẫu của Đức Thánh Tản, người đã chỉ dạy cho con dân Mường Bi cách làm ruộng, cách ăn, cách ở; Tản viên Sơn Thánh, con rể của Vua Hùng Vương thứ 18, người có công giúp Vua chống giặc ngoại xâm, mang lại sự bình yên cho nhân dân; Ải Lý, Ải Lo, hai vị thần đã dạy con dân Mường Bi cách đào mương dẫn nước làm nông nghiệp... Trải qua hơn 20 năm phục dựng và duy trì tổ chức, lễ hội góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương đến với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Năm 2024, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tiếp tục được tổ chức quy mô cấp tỉnh tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 15 - 17/2 (tức ngày mùng 6, 7, 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Trong ngày 6, 7 tháng Giêng, thời tiết nắng ấm, đông đảo người dân vùng Mường Bi và các vùng Mường trong tỉnh tụ hội về sân vận động xã Phong Phú theo dõi thi đấu các môn thể thao bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy. Các xã, thị trấn tổ chức trại văn hoá của địa phương. Đây cũng là một trong những điểm nhấn mới của lễ hội Khai hạ năm nay, các xã, thị trấn dựng trại theo mô hình nhà sàn, nhà nổi mang đặc trưng của địa phương, đồng thời trang trí, trưng bày các vật dụng, đồ thủ công mỹ nghệ tái hiện một cách sinh động không gian văn hóa nhà sàn Mường. Ngày mùng 8 tháng Giêng, thời tiết nắng đẹp thuận lợi cho tổ chức các hoạt động chính của lễ khai mạc với phần lễ và phần hội. Phần lễ thực hiện nghi lễ cúng thổ công, thổ địa, Thành Hoàng, rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng và màn trình tấu chiêng Mường của 500 nghệ nhân âm vang khắp núi rừng Mường Bi, thôi thúc đông đảo nhân dân và du khách tham gia trẩy hội.
Sau phần nghi thức cấy cày đầu xuân tại Bưa Trùng, các đại biểu và du khách hòa vào phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như: trình diễn nghề dệt vải truyền thống, trò chơi dân gian đi cà kheo, ném còn, đánh đu… Phần hội đặc sắc với các nội dung thi trình diễn trang phục dân tộc Mường; trưng bày trại văn hóa, ẩm thực; thi đấu các môn thể thao dân tộc và tranh Cúp bóng chuyền Khai hạ năm 2024; thi đan lát truyền thống (đan lồng gà, đan rọ đựng trứng), hát đối. Bên cạnh đó là hoạt động trình diễn bản âm, xéc bùa, nghề dệt thổ cẩm dân tộc, làm bánh, cơm lam, trò chơi dân gian đánh mảng, cướp cờ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, đánh đu, cầu bập bênh, ném còn... Tại lễ hội còn có các gian trưng bày nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, văn hoá, du lịch… của các địa phương trong tỉnh và hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm.
Cùng nhóm bạn tham dự Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh, chị Lê Thu Trang, du khách quận Hà Đông, TP Hà Nội chia sẻ: Dịp đầu xuân, tôi cùng nhóm bạn thường rủ nhau tham dự các lễ hội, điểm đến tâm linh để du Xuân, cầu lộc, cầu tài. Năm nay, lần đầu tiên tham gia Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, tôi thấy đây là lễ hội lớn, được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động hấp dẫn. Tôi ấn tượng nhất với màn trình tấu chiêng Mường, có rất đông nghệ nhân tham dự, âm thanh độc đáo...
Đồng chí Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội khẳng định: Trải qua quá trình phát triển và những thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Khai hạ đã in sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng người Mường Hòa Bình. Cho đến nay, người dân vẫn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, là nơi kết tinh, hội tụ những di sản văn hóa, lịch sử, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách mỗi mùa lễ hội. Việc Lễ hội Khai hạ của người Mường được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được tỉnh quyết định là lễ hội truyền thống hàng năm của tỉnh đã đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, để văn hóa thực sự là mạch nguồn, là động lực cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Đây cũng là hoạt động thiết thực triển khai Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, những nét văn hoá truyền thống vốn có trong văn hoá của cộng đồng người Mường nói chung, người Mường ở huyện Tân Lạc nói riêng có nguy cơ mai một. Trăn trở trước thực tế này, nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện Tân Lạc đã được thành lập và hoạt động khá hiệu quả.
Ngày 29/2, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đền Cò Lào, xã Thống Nhất.
Tháng Giêng là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Nhờ lưu giữ được giá trị văn hoá đặc sắc nên các lễ hội nơi đây thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm.
Hòa chung không khí khai hội của các Mường trong tỉnh, trong 2 ngày 15 - 16/2 (tức mùng 6 - 7 tháng Giêng), người dân Mường Thàng - Cao Phong và du khách thập phương hân hoan dự lễ khai mùa Mường Thàng. Lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện, trên cơ sở tái hiện lễ xuống đồng của dân tộc Mường vùng Mường Thàng. Lễ hội mang đậm tín ngưỡng dân gian với nhiều lễ nghi truyền thống và phần hội vui tươi, đặc sắc.
Chúng tôi cùng các văn nghệ sỹ tỉnh Hòa Bình tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh phối hợp Trường THPT Ngô Quyền (TP Hòa Bình) tổ chức. Dẫu được tổ chức trước Tết Nguyên Tiêu - Ngày Thơ Việt Nam 3 ngày (ngày 21/2/2024, tức ngày 12 tháng Giêng) và là ban ngày, không phải đêm thơ như thường lệ nhưng ngày thơ vẫn tròn đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Ngày 26/2, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và khai hội đình Láo, xã Hưng Thi.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:
- Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn.
- Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.
Khí hậu: - Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20oC điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5oC.
- Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm. Tài nguyên nước:
- Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.
Đất đai: - Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.
- Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%).
- Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...
- Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi... Tài nguyên khoáng sản: - Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.
- Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.