- Luật Công nghệ thông tin đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Luật Công nghệ thông tin đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Hiện nay, có hơn 600.000 lao động đang làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin, một nửa trong số đó làm việc trong lĩnh vực phần mềm và công nghiệp nội dung số. Trong hơn 10 năm qua, toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử của Việt Nam đạt khoảng 58 tỷ USD. Sản phẩm Công nghệ Thông tin nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Ngành học Công nghệ Thông tin nhận được rất nhiều sự quan tâm những năm gần đây
Ứng dụng Công nghệ Thông tin trên nền tảng internet đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, đem đến những tác động mạnh mẽ, thay đổi cuộc sống của toàn xã hội. Tính đến tháng 11/2017, tỷ lệ người dân sử dụng internet tại Việt Nam đã đạt hơn 52%, vượt mức bình quân của thế giới.
Những thành tựu đạt được đã phần nào khẳng định Công nghệ Thông tin là ngành “mũi nhọn” giúp Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo khả năng thực hiện nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Công nghệ Thông tin cũng đã góp phần ghi tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Những thế mạnh về công nghệ thông tin đã và đang mang lại vị thế cao hơn cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trước ngưỡng cửa của cách mạng công nghiệp 4.0.
Những năm gần đây, khi hạ tầng công nghệ thông tin được mở rộng đầu tư, các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả. Trong các lĩnh vực quan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… việc cải cách thủ tục hành chính được chú trọng… Với ngành giáo dục, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin được phổ cập tại hầu hết các trường trung học phổ thông và gần 80% các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Trí tuệ nhân tạo có thể làm việc:
– Chuyên gia lập trình Trí tuệ nhân tạo, tham gia phát triển các phần mềm, ứng dụng, các hệ thống tính toán có sử dụng Trí tuệ nhân tạo.
– Chuyên gia phân tích, thiết kế, xây dựng giải pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ thông minh có sử dụng Trí tuệ nhân tạo tại các công ty, tập đoàn công nghệ.
– Nhà nghiên cứu về Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, bộ phận Nghiên cứu & Phát triển của các công ty và tập đoàn công nghệ.
– Tiếp tục theo học các bậc học cao hơn về Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo.
Chuẩn đầu ra của CTĐT (Programme Learning Outcomes, ký hiệu là PLO hoặc LO) bao gồm những chuẩn đầu ra dưới đây, được tham chiếu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn đầu ra của ABET 2021-2022, Bộ năng lực SV tốt nghiệp ĐHQG ban hành theo quyết định 1658/QĐ-ĐHQG năm 2020 (GAC), Tầm nhìn – sứ mạng- Triết lý giáo dục của Trường ĐHCNTT.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành Trí tuệ nhân tạo đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra sau:
– Về nhận thức: gồm các chuẩn PLO1, PLO2.
– Về kỹ năng: gồm các chuẩn PLO3, PLO4, PLO5, PLO6, PLO7.
– Về thái độ: gồm các chuẩn PLO8.
Nhóm ngành đúng (có thể được cập nhật theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Nhóm ngành gần (có thể được cập nhật theo điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Tổng số tín chỉ cho các môn học cơ sở ngành đạt tối thiểu 25 tín chỉ.
Tổng số tín chỉ cho các môn học tự chọn ngành đạt tối thiểu 8 tín chỉ.
Tổng số tín chỉ cho các môn tự chọn liên ngành đạt tối thiểu 08 tín chỉ.
Sinh viên tích lũy tối thiểu 10 tín chỉ cho khối kiến thức tốt nghiệp.
– Các môn học được tổ chức gồm 4 học kỳ chính như sau:
Không thể phủ nhận rằng Công nghệ Thông tin đã có sức ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của xã hội, cũng như trong cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công nghệ Thông tin chính là “chìa khóa” của sự thay đổi, là đòn bẩy tiếp tục giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Công nghệ Thông tin có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội