Năm 2020, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động hết sức phức tạp của dịch Covid-19. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch và bảo đảm an ninh lương thực, vừa tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, giúp người dân tiêu thụ thóc, gạo với số lượng và giá cả tốt nhất.
Năm 2020, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động hết sức phức tạp của dịch Covid-19. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch và bảo đảm an ninh lương thực, vừa tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, giúp người dân tiêu thụ thóc, gạo với số lượng và giá cả tốt nhất.
Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần & tách màu
Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần & tách màu
GẠO THƠM HẠT DÀI VIỆT NAM 5%- 4900
Xay xác kỹ, đánh bóng 2 lần và tách màu
Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần & tách màu
Hạt vỡ 6.5/10 đến 8/10 (tối đa)
Hạt vỡ 3/10 đến 6.5/10 (tối đa)
Tấm thu được từ xay xát và đánh bóng gạo trắng hạt dài 5% và 10%
Xay xác kỹ, đánh bóng và tách màu
Xay xác kỹ, đánh bóng 2 lần và tách màu
Xay xác kỹ, đánh bóng 2 lần và tách màu
Xay xác kỹ, đánh bóng 2 lần và tách màu
Cho tới nay, có thể thấy cả 2 mục tiêu lớn do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ra đối với sản xuất - xuất khẩu gạo đều đã đạt được. An ninh lương thực được bảo đảm tuyệt đối trong năm 2020, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất, khi dịch bệnh bùng phát và nước ngoài tăng mạnh mua gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của liên Bộ, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.
Về chủng loại xuất khẩu, sau 11 tháng, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,3% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,7%; gạo nếp chiếm 17,6%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%. Việt Nam đã giảm mạnh xuất khẩu các loại gạo cấp thấp, thay vào đó là tăng cường gạo cao cấp, gạo thơm, trở thành thị trường có đủ khả năng và chủng loại gạo cao cấp cho nhiều thị trường, kể cả các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, châu Âu... Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó, người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…
TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế nhận định, trong khi lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của Covid-19, thì giá xuất khẩu vẫn đạt được kết quả khả quan vì đây là mặt hàng thiết yếu, thị trường vẫn có nhu cầu cao. Xu hướng này dự kiến sẽ vẫn duy trì trong thời gian tới, là dấu hiệu tích cực, đóng góp tích cực cho kết quả xuất khẩu thời gian tới.
Kết quả xuất khẩu gạo năm 2020 thể hiện những nỗ lực to lớn của người dân và doanh nghiệp trong việc vượt qua khó khăn, thách thức của thiên tai, dịch bệnh để giữ vững kim ngạch xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó là sự điều hành sát sao, thực tế và kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành. Bộ Công Thương hy vọng với nỗ lực của tất cả các bên, xuất khẩu gạo năm 2021 sẽ tiếp tục đạt được những thành tích mới, với mục tiêu tối cao là vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi nhất.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I-2021 vẫn tốt khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, châu Phi... tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam. Thị trường gạo châu Á bắt đầu nóng trở lại khi hàng loạt khách hàng rất tiềm năng đang ráo riết mua vào, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Bangladesh, Philippines…
Cơ hội đang rộng mở cho gạo Việt Nam là có, vấn đề còn lại là chúng ta cần tiếp tục khuyến cáo nông dân kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để hạt gạo của Việt Nam tiếp tục thắng lớn.
Trong thời gian tới, theo các chuyên gia, doanh nghiệp nên tập trung cho chế biến sâu, chất lượng. Quy hoạch lại vùng trồng lúa, định hướng thị trường để bán, củng cố các đầu mối xuất khẩu có thông tin và luật lệ rõ ràng. Đặc biệt, với giá lúa cao như hiện nay sẽ có tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành, tư duy ngắn hạn, sợ lúa mình bán không được nên cạnh tranh bán kiếm lời. Đây là thời cơ để tổ chức lại hoạt động xuất khẩu lúa gạo.
Các doanh nghiệp Việt nên chọn lọc sản phẩm, phân khúc thị trường theo khả năng và quy mô doanh nghiệp của mình. Phải sản xuất sản phẩm theo nhu cầu người dùng, chứ không thể bán những gì chúng ta có. Đặc biệt, gạo bán ra thị trường phải an toàn và sạch tuyệt đối.
Xay xác kỹ, đánh bóng 2 lần và tách màu
Xay xát tốt và được đánh bóng 2 lần
Xay xác kỹ, đánh bóng và tách màu
Xay xác kỹ, đánh bóng và tách màu
Hạt vỡ 6.5/10 đến 8/10 (tối đa)
Hạt vỡ 3/10 đến 6.5/10 (tối đa)
Tấm thu được từ xay xát và đánh bóng gạo thơm 5% và 10%
Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần & tách màu