Quy mô tổng nợ xấu các ngân hàng giảm tốc nhưng chất lượng kém đi, nợ "dưới tiêu chuẩn" chuyển sang nhóm "nghi ngờ" và "khả năng mất vốn" nhiều hơn.
Quy mô tổng nợ xấu các ngân hàng giảm tốc nhưng chất lượng kém đi, nợ "dưới tiêu chuẩn" chuyển sang nhóm "nghi ngờ" và "khả năng mất vốn" nhiều hơn.
Tra cứu điểm tín dụng trước khi tiến hành vay vốn là yếu tố giúp bạn nắm được khả năng được vay vốn hiện tại của mình. Để tiến hành tra cứu bạn có thể thực hiện 1 trong hai cách như sau:
Trên thị trường tài chính ngày nay, việc vay vốn để đầu tư kinh doanh, mua sắm nhà cửa không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, với những người có lịch sử tín dụng không tốt, việc tìm kiếm ngân hàng cho vay nợ xấu có thể trở thành một thách thức lớn. Vậy danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu hiện nay bao gồm những ngân hàng nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn câu trả lời chính xác nhất.
Nợ xấu ngân hàng được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN thì nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, theo phương pháp định lượng thì nhóm nợ được xem là nợ xấu ngân hàng gồm:
(1) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.).
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
(2) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.).
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được.
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
(3) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1)).
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Nợ xấu ngân hàng (Hình từ Internet)
Cấp độ 5 là mức độ nợ xấu cao nhất, đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ của người vay rất thấp. Ở cấp độ này, người vay gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng truyền thống. Ngân hàng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép vay tiền và rủi ro cho ngân hàng cũng rất cao.
Để kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu trực tuyến của CIC và thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang web chính thức của CIC. Đây là trang web cung cấp thông tin và dịch vụ liên quan đến tra cứu nợ xấu và tín dụng tại Việt Nam.
Sau khi truy cập vào trang web của CIC, bạn cần đăng ký một tài khoản cá nhân. Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu của trang web và xác nhận đăng ký tài khoản.
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn cần xác minh danh tính của mình theo quy định của CIC. Thông thường, bạn sẽ cần cung cấp các giấy tờ tùy thân như CCCD, hộ chiếu và các thông tin liên quan khác.
Sau khi hoàn tất việc xác minh danh tính, bạn sẽ nhận được thông báo về việc hoàn tất quá trình đăng ký. Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản cá nhân của mình trên trang web của CIC.
Sau khi đăng nhập vào tài khoản, bạn có thể sử dụng các tính năng tra cứu nợ xấu được cung cấp trên trang web của CIC. Nhập các thông tin cần thiết như số CCCD, họ tên và các thông tin liên quan để tiến hành tra cứu nợ xấu.
Bạn sẽ nhận được kết quả tra cứu nợ xấu từ CIC. Kết quả này sẽ cho biết tình trạng nợ xấu của bạn, bao gồm các thông tin về số tiền nợ, ngày quá hạn và các thông tin liên quan khác.