- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT.
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT.
Sinh viên theo học ngành Sư phạm Ngữ Văn sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục, cũng như rèn luyện các kỹ năng tư duy, các phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm… Dưới sự dẫn dắt của những giảng viên có học vị cao và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề giáo.
Thời gian đào tạo chính quy của ngành này là 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Sư phạm Ngữ văn và có thể tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.
Trong chương trình đào tạo của ngành các bạn sẽ được học những học phần nổi bật như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, Sử thi dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Văn học dân gian Việt Nam, Nguyễn Trãi trong tiến trình văn học Việt Nam, Nguyễn Du trong tiến trình văn học Việt Nam, Dẫn luận ngôn ngữ học và Ngữ âm học tiếng Việt, Lịch sử phương pháp dạy học Ngữ văn, Hoạt động giao tiếp và thực hành văn bản tiếng Việt, Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm, Những vấn đề phê bình văn học Việt Nam, Thơ Pháp và những vấn đề lí luận, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Tiếng Việt trong nhà trường…
Sinh viên khoa Ngữ văn (HNUE) đi tham quan thực tế những địa danh nổi tiếng
Đồng thời, các bạn sẽ được tham gia các đợt thực tập tại các trường học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, các bạn sinh viên cũng sẽ được tham gia các chuyến đi thực tế đến các địa danh, di tích… để tham quan và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến ngành học rất bổ ích và thú vị. Cùng rất nhiều hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, văn nghệ, thể thao…
Nhiều bạn thường nghĩ học ngành Sư phạm Ngữ văn sẽ chỉ bó hẹp với phạm vi công việc là đi dạy học. Nhưng thực chất đây là một ngành học có việc làm khá đa dạng, các bạn cư nhân ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị khác nhau.
– Giảng viên, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Văn học. Công việc này chiếm phần đa trong những việc làm sinh viên Sư phạm Ngữ văn sẽ chọn theo sau khi ra trường.
– Cán bộ phụ trách môn Ngữ văn tại các phòng/sở Giáo dục và Đào tạo từ cấp Trung ương đến địa phương.
– Nhà nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ… trên cả nước. Công việc này đòi hỏi bạn có kiến thức sâu rộng về ngành học cũng như khả năng đánh giá tính nghệ thuật trong văn học cao.
– Biên tập viên, phóng viên tại các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông. Có lẽ các bạn nghĩ rằng học sư phạm thì không thể làm báo nhưng thực chất rất nhiều sinh viên tốt nghiệp theo ngành báo chí và thành công đó nhé.
– Cán bộ công tác chuyên môn tại các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội chính phủ và phi chính phủ,…
Thông qua bài review về ngành Sư phạm Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội, các bạn đã hiểu về ngành học này hơn rồi đúng không nào. Mong rằng với những thông tin thiết thực trên sẽ giúp các bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp với mình.
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học bổng: Nhiều suất học bổng có giá trị như: học bổng BIDV, Nguyễn Trường Tộ, Vươn cao tinh thần Việt – VAS, ......
Tiện ích: Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 20/02/2024 đến 05/07/2024
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 15/09/2024
Sư phạm Ngữ văn là ngành học dành cho các bạn trẻ có tâm hồn văn chương và yêu thích nghiệp sư phạm. Ngành học này thú vị ra sao? Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường như thế nào? Những thắc mắc này của các bạn sẽ được giải đáp trong bài review ngành Sư phạm Ngữ Văn của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) dưới đây nhé.
Sư phạm Ngữ văn là một trong những ngành học có điểm chuẩn đầu vào cao ngất ngưởng của HNUE
Tổ hợp môn: C00: 27.83 D01: 26.4 D02: 26.4 D03: 26.4
- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2022:
Sinh viên theo học ngành Sư phạm Ngữ văn (Mã ngành: 7140217C - Khối C00 và Mã ngành: 7140217D - Khối D01, D02, D03) tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ được hỗ trợ đóng học phí, sinh hoạt theo Nghị định 116 là 3,63 triệu VNĐ/tháng. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn hệ chuẩn (136 tín chỉ), được xây dựng phù hợp với các sinh viên có mong muốn trở thành giáo viên Ngữ văn ở các trường THCS, THPT, giảng viên Ngữ văn ở các trường cao đẳng, đại học, đồng thời làm các công việc liên quan đến thực hành, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo chuyên sâu về văn học, ngôn ngữ, đồng thời rèn luyện kĩ năng, phương pháp, nghiệp vụ sư phạm dạy học, giáo dục ngữ văn. Khi theo học ngành Sư phạm Ngữ Văn của Trường sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục, cũng như rèn luyện các kỹ năng tư duy, các phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm… Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia các vị trí việc làm như: Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT công lập và tư thục, các trường THPT chuyên, Giảng dạy, nghiên cứu Ngữ văn ở các trường cao đẳng, đại học, thực hiện công tác nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu hoặc đủ khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn.