Thuốc Ngủ Của Traphaco

Thuốc Ngủ Của Traphaco

Nước vo gạo chứa nhiều vitamin B5 và các dưỡng chất khác tốt cho làn da. Tuy nhiên, có nên rửa mặt bằng nước vo gạo mỗi ngày không? Cần lưu ý gì khi rửa mặt bằng nước vo gạo?

Nước vo gạo chứa nhiều vitamin B5 và các dưỡng chất khác tốt cho làn da. Tuy nhiên, có nên rửa mặt bằng nước vo gạo mỗi ngày không? Cần lưu ý gì khi rửa mặt bằng nước vo gạo?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dinh dưỡng hợp lý cho người mất ngủ.

Một số bài thuốc dân gian từ món ăn có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, đem lại cảm giác thư thái, xua tan mệt mỏi cho người dùng.

Bài 1: Trị mất ngủ bằng những bài thuốc dân gian đậu xanh. Theo y học cổ truyền, đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, thanh nhiệt mát gan, bổ dạ dày, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, đỗ xanh còn có tác dụng chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên. Cách làm như sau: Dùng 50g đỗ xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Ăn khi còn ấm sẽ giúp an thần và dễ ngủ hơn.

Bài 2: Quả nhãn không chỉ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao mà cùi nhãn còn làm một vị thuốc chữa được một số bệnh thông thường, trong đó có mất ngủ. Cách làm như sau: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc nước uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư, thần kinh suy nhược, mệt mỏi, hay quên.

Bài 3: Gừng là loại gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Gừng có vị cay, tính ấm giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc hơn. Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ như sau: Nấu nước gừng để ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. Hoặc đơn giản chỉ cần cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày sẽ có công hiệu. Cách khác là gừng lấy 1/2 củ nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước. Nên uống nước gừng vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Có thể kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng để có tác dụng tốt hơn.

Bài 4: Cây trinh nữ còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Loại cây này có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Cách dùng: Lá cây trinh nữ 20g sắc lấy khoảng 100 ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ. Hoặc trinh nữ 15g kết hợp với cúc bạc đầu 15g, chua me đất 30g. Sắc uống cũng giúp trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Bài 5: Tâm sen hay tim sen là phần lõi xanh của hạt sen. Tâm sen vị đắng có tác dụng an thần, do đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Cách dùng: Tâm sen lấy 2-3g dùng để hãm chè uống trong ngày. Trà sen không chỉ hỗ trợ điều trị mất ngủ, chúng còn giúp giảm lo lắng hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp cao. Hoặc dùng bài thuốc gồm 4 loại tâm sen, lá cây vông, lá dâu tằm và lá lạc tiên. Đem sắc lấy nước uống giúp trị mất ngủ hiệu quả

Bài 6: Cả rễ và cây hoa lài đều có công dụng chữa được bệnh mất ngủ. Dùng hoa: Hàng ngày lấy 10 bông hoa lài tươi kết hợp với 2g tâm sen sao vàng đem nấu uống như uống trà. Uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng rễ: Bạn có thể thu hoạch rễ cây hoa lài rồi đem cắt nhỏ và phơi khô nó để ngâm rượu. Rượu hoa lài để khoảng 1 tháng khi thấy ngả sang màu vàng là có thể lấy một chút uống trước khi đi ngủ. Sau 1 tuần giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện.

Nguồn: http://www.baobariavungtau.com.vn

Cháo thịt lợn, phục linh, viễn chí

Món ăn này hỗ trợ trị mất ngủ do suy nhược. Phục linh và viễn chí là hai vị thuốc có tác dụng an thần, trị mất ngủ và bồi bổ sức khỏe. Món cháo thịt bằm nấu cùng phục linh và viễn chí phát huy công dụng bổ não, dưỡng tâm, an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đây là món ăn thích hợp với người bị mất ngủ kéo dài, người ốm lâu ngày, suy nhược cơ thể gây ra chứng hồi hộp lo âu.

Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 150g thịt lợn nạc, 15g phục thần, 12g viễn chí, rau thơm và gia vị.

Cách chế biến: Phục linh và viễn chí rửa sạch rồi đem sắc lấy nước, bỏ bã. Gạo vo sạch sau đó đem ninh nhừ với nước thuốc. Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ. Khi cháo đã nhừ thì bỏ vào nồi, ninh thêm khoảng 10-15 phút nữa. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp và thêm rau thơm vào và ăn khi còn nóng.

Hạt kê kết hợp với trứng gà hỗ trợ trị mất ngủ.

Trứng gà vị ngọt tính hơi ôn, vào hai kinh tâm vị; công dụng: Thanh tâm nhiệt, dưỡng tâm huyết, tăng dịch vị, bổ tỳ âm, an thần.

Trong danh sách các món ăn trị mất ngủ được khuyên dùng không thể không nhắc tới cháo trứng gà hạt kê. Đây là món ăn bài thuốc vừa giàu dinh dưỡng lại vừa có tác dụng thanh nhiệt, an thần, bổ tỳ vị.

Cháo trứng gà hạt kê rất dễ làm và dễ dùng, phù hợp sử dụng để cải thiện giấc ngủ và tẩm bổ cho mọi đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm lâu ngày.

Nguyên liệu: 100g hạt kê, 1 quả trứng gà.

Cách chế biến: Kê loại bỏ các hạt lép hoặc mối mọt rồi đem rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Khi kê đã chín nhừ, đập trứng gà vào và khuấy đều để trứng tan ra. Đun thêm 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Không chỉ cháo hạt sen, chè hạt sen cũng là món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt. Món chè hạt sen long nhãn khi sử dụng thường xuyên sẽ đem tới tác dụng an thần, dưỡng huyết, bổ tâm tỳ, giúp ngon giấc, giảm lo âu và căng thẳng.

Nguyên liệu: 100g hạt sen tươi hoặc 50g hạt sen khô, 300g long nhãn tươi hoặc 100g long nhãn khô, 200g đường phèn.

Cách chế biến: Hạt sen rửa sạch cho vào nồi, đổ sâm sấp nước rồi đun với lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút (nếu dùng hạt sen khô thì cần ngâm khoảng vài giờ trước khi nấu cho nở ra). Khi hạt sen mềm thì bỏ đường phèn vào, đun thêm khoảng 10 phút cho đường tan ra ngấm vào sen. Sau đó tắt bếp, hạt sen vớt ra để nguội, phần nước ninh giữ lại để nấu chè.

Tách long nhãn (có thể để hạt sen và long nhãn riêng hoặc nhồi hạt sen vào trong lõi nhãn). Nếu dùng long nhãn khô thì cần ngâm với nước ấm khoảng 20-30 phút trước khi nấu. Cho hạt sen và long nhãn vào nồi nước sen, thêm nước đủ dùng. Đun sôi từ 2-3 phút rồi tắt bếp.

Cháo hạt sen cải thiện mất ngủ

Hạt sen vị ngọt sáp, tính bình, qui kinh tâm, tỳ, thận; có tác dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận, cố tinh, dưỡng tâm an thần. Chủ trị các chứng bứt rứt, hồi hộp, mất ngủ.

Hạt sen từ lâu đã nổi tiếng như một vị thuốc bổ có tác dụng dưỡng tâm, an thần, giảm đau đầu. Khi kết hợp với gạo, thịt và các loại củ quả nấu thành cháo trở thành một món ăn mềm, dễ ăn và vô cùng bổ dưỡng. Có nhiều cách kết hợp nguyên liệu và chế biến món cháo hạt sen, dưới đây là một gợi ý để bạn đọc tham khảo.

- Nguyên liệu: 250g hạt sen tươi, 65g gạo nếp, 140g gạo tẻ, 200g thịt nạc băm, dầu ăn, hành tím, hành lá và gia vị.

Cách chế biến: Làm sạch các nguyên liệu, thịt lợn đem băm hoặc xay nhỏ, hành tím và hành lá cắt nhỏ, hạt sen bổ đôi bỏ tim sen. Cho hạt sen vào nồi cùng với 1 lít nước và ½ thìa muối, ninh cho tới khi hạt sen mềm thì cho gạo nếp và gạo tẻ vào rồi tiếp tục nấu đến khi cả gạo và hạt sen đều chín nhừ. Thịt phi với hành tím cho thơm rồi cho vào nồi cháo. Nêm gia vị vừa ăn. Đun thêm 5 phút thì tắt bếp, sau đó bỏ hành lá vào là dùng được.

Để phát huy hiệu quả tốt nhất khi sử dụng món cháo hạt sen hỗ trợ trị mất ngủ, nên dùng đều đặn mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tuần. Khi tình trạng mất ngủ đã được cải thiện, có thể duy trì dùng từ 2-3 lần/tuần để bồi bổ sức khỏe và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả.