Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.
Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều này được thể hiện rõ qua các trường hợp ban hành nghị quyết trên thực tế.
Thứ nhất, các quan hệ xã hội mà nghị quyết đều chỉnh, trong nhiều trường hợp mang tính dưới luật, như: nghị quyết được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; nghị quyết dùng để ổn định chế độ công tác của Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Quốc hội, ví dụ như: quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tính dưới luật của nghị quyết thể hiện trong các nội dung mà nó điều chỉnh. Trong khi đó, văn bản luật là văn bản mang tính chủ đạo nhằm điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có tính chất cơ bản và nền tảng để tổ chức nên bộ máy nhà nước và tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. Về nội dung, luật chứa đựng các quy phạm “gốc”, tức là những quan hệ cơ bản như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quan hệ giữa nhà nước với công dân… Vì vậy, tất cả các văn bản dưới luật đòi hỏi phải phù hợp với văn bản luật.
Thứ hai, nghị quyết của Quốc hội dùng để hướng dẫn thi hành luật. Ví dụ: Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 14/11/2010 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
Thứ ba, về hình thức, trình tự, thủ tục thông qua, nghị quyết thể hiện tính dưới luật. Văn bản luật có trình tự ban hành hết sức chặt chẽ, như phải lập chương trình xây dựng luật (Điều 22- Điều 29 Luật BHVBQPPL); trong khi đó, nghị quyết không đòi hỏi phải có giai đoạn này.
Thứ tư, nếu nghị quyết dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế theo tính chất “vụ việc” thì văn bản luật quy định thẩm quyền, điều kiện phê chuẩn các điều ước quốc tế. Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải căn cứ vào Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Tuy nhiên, quan điểm trên đây cũng vấp phải một số điểm bất lợi trước thực tiễn lập hiến hiện nay. Mặc dù Hiến pháp nước ta không quy định cụ thể tên văn bản dùng để bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, nhưng trên thực tế, Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 đã được dùng để làm việc này.
Trong khoa học pháp lý, chỉ có VBQPPL có giá trị pháp lý bằng hoặc cao hơn VBQPPL trước mới có thể sửa đổi, bổ sung văn bản trước đó. Theo cách suy luận như vậy, nghị quyết có giá trị pháp lý “bằng hoặc cao hơn Hiến pháp”. Điều này rõ ràng là trái với tất cả các cơ sở hiến định và pháp định hiện hành. Rõ ràng, không thể xem nghị quyết là hình thức văn bản có giá trị “cao hơn Hiến pháp” vì nó vi phạm tính tối cao của Hiến pháp; cũng không thể xem nghị quyết có giá trị “bằng Hiến pháp” vì như vậy là đồng nghĩa với việc xem nghị quyết có giá trị “cao hơn luật”.
– Sắc lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hoặc bộ máy hành pháp, được ban hành bởi Chủ tịch nước. Hiện nay, tại một số quốc gia, sắc lệnh có thể do Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ hoặc Tòa án ban hành.
– Nghị định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Nghị định nêu chi tiết những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.
– Quyết định cũng là một loại văn bản quy phạm pháp luật có tính chất đặc biệt hơn những văn bản dưới luật khác bởi đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật, vừa là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định thường dụng để đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc được sử dụng đẻ giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước.
– Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, được ban hành bới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, dung để hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Thông thường, thông tư sẽ dung để hướng dẫn Nghị định chính phủ. Thông tư thường sẽ được ban hành bổi một Bộ để hướng dẫn giải quyết những quy định của Nghị định liên quan đến lĩnh vực mà Bộ quản lý, hoặc cung có thể được ban hành bởi nhiều bộ, ngành để hướng dẫn các nghị định do Chính phủ ban hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến các công việc do Bộ, ngành đó quản lý.
Để chuẩn bị cho chuyến du học Nhật Bản của mình, trước hết bạn cần hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục. Dưới đây là một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị :
Giấy khai sinh hay trích lục khai sinh được UBND xã/phường nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Lưu ý mọi thông tin trên giấy khai sinh bản sao phải được ghi chính xác các thông tin như ngày tháng năm sinh,họ tên bố mẹ, nơi ở, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú. Cần 03 bản trích lục khai sinh khi làm hồ sơ du học Nhật.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản,yêu cầu 03 bản photo công chứng sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, đối với những gia đình có sổ hộ khẩu quá cũ và chứa nhiều thế hệ thành viên, việc tiến hành thủ tục tách khẩu để làm sổ hộ khẩu mới là điều cần thiết.
Trong quá trình tách khẩu, sổ hộ khẩu mới chỉ nên bao gồm thông tin của bố mẹ, học sinh và anh chị em ruột của học sinh, để có thể tối ưu hóa quá trình xác nhận thông tin trong hồ sơ du học. Thông tin trong sổ hộ khẩu mới cần phải đảm bảo có đầy đủ số sổ hộ khẩu, số hồ sơ sổ hộ khẩu, số đăng ký thường trú, và tờ số mấy. Tất cả các trang trong sổ hộ khẩu cần được điền đầy đủ thông tin về tất cả các thành viên trong gia đình theo mẫu, không được bỏ trống bất kỳ thông tin nào.
Ngoài ra, sổ hộ khẩu cần phải có đầy đủ chữ ký của cán bộ đăng ký, chữ ký và dấu xác nhận của công an xã/phường, cùng với dấu giáp lai xuất hiện giữa các trang của sổ hộ khẩu. Điều này đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của thông tin trong sổ hộ khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác nhận thông tin trong hồ sơ du học.
Khi làm hồ sơ cần nộp 03 bản căn cước công dân ( CCCD ) / chứng minh nhân dân (CMND ) photo công chứng của cả bố mẹ và sinh viên. Thông tin trên CCCD/CMND phải có đầy đủ số CMND, đang còn nhìn rõ, họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi đăng kí thường trú, đặc điểm nhận dạng, ngày cấp ( không được quá 15 năm tính đến thời điểm làm hồ sơ ).
Thường là sẽ làm theo form mẫu của trường đại học bên Nhật. Sơ yếu lý lịch, còn được gọi là CV , mô tả chi tiết về quá trình học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thành tựu cá nhân của sinh viên. Mẫu form bạn điền gồm 2 thứ tiếng là Nhật và Anh, nếu bạn chưa thành thạo tiếng Nhật thì có thể viết theo form tiếng Anh. Lưu ý rằng mọi thông tin bạn khai trong sơ yếu lý lịch đều phải khớp với mọi giấy tờ trong hồ sơ du học Nhật.
Cũng như các giấy tờ khác, khi làm hồ sơ du học Nhật bạn cần có ảnh thẻ để phía nhà trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh nhận diện và xác thực. Yêu cầu ảnh thẻ nên là ảnh chân dung rõ ràng, góc chụp chính diện, mặc áo trắng, đầu tóc gọn gàng. Yêu cầu ảnh gồm ảnh 3x4 ( 20 chiếc ), 4x6 (10 chiếc ) và 4.5x4.5 ( 02 chiếc ). Bạn nên in nhiều ảnh hơn số lượng yêu cầu để phòng khi có gặp sự cố sẽ có ảnh dự trữ.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản, việc nộp bằng tốt nghiệp phụ thuộc vào trình độ học vấn của sinh viên. Đối với sinh viên học hết cấp 3, chỉ cần nộp bằng tốt nghiệp THPT. Còn đối với sinh viên tốt nghiệp từ các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học, việc nộp bằng tốt nghiệp theo bậc học cao nhất mà sinh viên đã đạt được là bắt buộc.
Nếu sinh viên vừa mới tốt nghiệp và chưa nhận được bằng tốt nghiệp chính thức, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có thể được nộp để thay thế. Bằng tốt nghiệp đảm bảo có đầy đủ dấu, chữ ký, và các thông tin được trình bày rõ ràng, chính xác trên bản sao. Đồng thời, không được phép tẩy xóa hoặc chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào trên này. Đối với giấy chứng nhận tạm thời, cần ghi đủ số giấy chứng nhận, có chữ ký của học sinh, chữ ký của hiệu trưởng và dấu của nhà trường.
Việc tuân thủ các yêu cầu này không chỉ giúp bảo đảm tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên trong quá trình xét duyệt và đánh giá của nhà trường tại Nhật Bản.
Sinh viên tốt nghiệp THPT thì cần nộp học bạ, đối với trình độ trung cấp trở lên thì yêu cầu nộp bảng điểm. Học bạ trang bìa cần có dấu tròn của nhà trường hoặc Sở GD&DT tỉnh bạn học theo học. Tất cả các trang đều ghi đầy đủ thông tin họ tên, lớp, khối theo học, chữ ký của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Bảng điểm 3 năm học phải có chữ ký xác thực của nhà trường. Mỗi năm học đều có nhận xét của giáo viên chủ nhiệm và ký xác thực với ban giám hiệu và có dấu giáp lai. Trong trường hợp sửa xóa thì cần xin nhà trường đóng dấu phần bị sửa.
Trước khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, bạn cần có chứng chỉ tiếng Nhật của các trung tâm Nhật ngữ, tối thiểu trình độ N5 trở lên. Trong trường hợp mà bạn chưa kịp có chứng chỉ kịp nộp hồ sơ thì có thể xin nộp bản giấy báo dự thi photo trước, sau đó sẽ nộp bổ sung chứng chỉ sau.
Trong đơn xin nhập học để làm hồ sơ du học Nhật, bạn phải cung cấp thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, thông tin liên lạc và thông tin về trình độ học vấn. Ngoài ra, đơn này cũng yêu cầu sinh viên chọn chương trình học mong muốn tham gia, có thể là chương trình đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
Đơn sẽ xin theo form của trường đại học cung cấp, cũng là nơi giải thích lý do tại sao sinh viên muốn theo học tại trường đó và tại sao họ chọn ngành học này. Trong phần này,bạn có thể mô tả về mục tiêu nghề nghiệp, sở thích cá nhân, hoặc những kế hoạch tương lai mà bạn hy vọng đạt được thông qua việc du học tại Nhật Bản.
Đơn xin nhập học thường là cơ hội để sinh viên thể hiện cá tính và khả năng giao tiếp của mình. Do đó, việc viết đơn cần phải cẩn thận và chính xác, tránh sai sót ngữ pháp để thể hiện sự nghiêm túc của mình đối với việc học tập và sự nghiệp tương lai.