Tại Hàn Quốc hiện nay không thiếu những người lao động làm việc từ 9h sáng tới 9h tối. Có thể nói những người này sống tại công ty và chỉ về "thăm" nhà vào mỗi tối. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD) năm 2022-2023, Hàn Quốc là một trong những nước có số giờ lao động hàng năm cao nhất, vào khoảng hơn 1900 giờ/năm, cao hơn 200 giờ so với mức trung bình của các nước OECD.
Tại Hàn Quốc hiện nay không thiếu những người lao động làm việc từ 9h sáng tới 9h tối. Có thể nói những người này sống tại công ty và chỉ về "thăm" nhà vào mỗi tối. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD) năm 2022-2023, Hàn Quốc là một trong những nước có số giờ lao động hàng năm cao nhất, vào khoảng hơn 1900 giờ/năm, cao hơn 200 giờ so với mức trung bình của các nước OECD.
Theo quy định hiện hành của luật pháp Hàn Quốc, người lao động làm việc trung bình 8 giờ mỗi ngày và tối đa là 52 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên đây chỉ là những con số trên giấy tờ, còn thực tế thì một ngày làm việc của họ kéo dài hơn rất nhiều. Theo chân thông tín viên RFI tại Seoul Nicolas Rocca, chúng ta sẽ cùng lắng nghe câu chuyện của những người lao động tại đây.
“Tôi không thể làm thêm giờ được nữa. Cơ thể tôi không chịu nổi nữa rồi. Đúng là trên lý thuyết tôi có thể xin nghỉ phép nhưng công ty đã cấm tôi nộp đơn xin nghỉ. Tôi thậm chí còn không thể xin nghỉ phép năm. Thời gian làm việc hàng tuần của tôi cao hơn 52 tiếng nhiều. Theo luật thì thời gian làm mỗi tuần không được quá 52 giờ nhưng thực tế lại rất khác vì hiện nay vẫn có quy định về những cơ chế hợp pháp cho phép giới chủ lao động kéo dài thời gian làm việc lên tới 64 giờ mà không có vấn đề gì. Vậy nên quy định 52 giờ cũng chẳng được mấy công ty áp dụng.”
Đây chỉ là một trong hàng trăm thư điện tử mà ông Park Yong Chun, đại diện của một tổ chức phi chính phủ chuyên giải quyết các vấn đề thể chất và tinh thần của người lao động nhận được mỗi tháng. Nói về công việc của mình, ông Park cho biết :
“Như mọi người thấy đấy, ở đây có hàng đống giấy tờ. Đều là những thư điện tử mà chúng tôi đã nhận được. Mà đây mới chỉ là những thư trong tuần này thôi. Họ viết cho chúng tôi để kể về những gì mà họ đang phải chịu đựng trong công việc. Mỗi ngày chúng tôi nhận vào khoảng 10 thư điện tử như vậy. Chúng tôi chỉ nhận thư điện tử chứ không nhận điện thoại vì không đủ nhân lực để xử lý cả các cuộc gọi. Thực sự có rất nhiều người mong muốn kể cho chúng tôi về tình hình mà họ gặp phải hiện nay. Chúng tôi có một nhóm chat mở trên ứng dụng Kakao Talk cho phép công nhân viên kết nối với các chuyên gia về lĩnh vực quyền lao động và hiện đã có hơn 832 người kết nối vào nhóm này.”
Với những nhân viên chính thức, những người được vào biên chế, được ký hợp đồng với số giờ theo quy định mà vẫn phải chịu cảnh làm quá giờ như vậy thì những cộng tác viên, những người làm việc tự do, công nhật thì guồng quay công việc còn có thể khắc nghiệt đến mức nào?
Vẫn theo ông Park, “hiện nay có rất nhiều lao động tự do tại Hàn Quốc nhưng lại không có văn bản luật nào quy định về số giờ làm việc tối đa cho họ. Đang có hàng triệu người lao động như vậy, không nhận được bất cứ sự bảo vệ hợp pháp nào khi làm công việc của mình.”
Il Kwang Bo, một người đàn ông trung niên, hiện là lao động tự do cho công ty giao hàng CG Logistics cho biết :
“Thường thì khoảng 7 giờ sáng tôi đến trung tâm giao hàng. Giờ bắt đầu của mỗi trung tâm khác nhau nhưng ở chỗ tôi là 7 giờ. Chúng tôi sau đó phân loại các đơn hàng và bắt đầu vận chuyển. Bình thường công việc của tôi sẽ kết thúc vào khoảng 22 giờ.”
Guồng quay công việc nặng nề như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người lao động. Với những người làm việc tay chân như ông Il Kwang Bo hay các nhân viên giao hàng khác tại CG Logistics, sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của họ bị đe doạ rất nhiều. Theo nhân viên của một chi nhánh giao hàng này thì “ở Incheon đã có một người tử vong còn ở Gong Yu, một nhân viên sau khi giao hàng liên tục 12 giờ đã bất tỉnh và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.”
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất, tâm lý và tinh thần của người lao động cũng bị tác động nặng nề. Theo Helen, công việc mà cô từng yêu thích giờ khiến cô cảm thấy “ngạt thở” mỗi sáng thức dậy :
“Tôi bắt đầu có những triệu chứng căng thẳng và khó thở. Đầu tiên tôi nghĩ là do tôi hút thuốc nhiều quá nên tôi đã ngưng hút nhưng tình hình vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Mỗi sáng khi mở mắt dậy tôi lại thấy không thở nổi. Khi tôi đi khám thì bác sĩ bảo phổi tôi không có vấn đề gì cả. Bác sĩ còn bảo nếu tình trạng vẫn tiếp diễn thì tôi nên đi gặp bác sĩ tâm lý.”
Hàn Quốc cũng là nước có tỷ lệ tự tử cao nhất trong khối OECD, thậm chí còn cao hơn cả Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng với tình trạng “Karoshi” hay còn hiểu là “làm việc đến chết”. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tại Hàn Quốc đã có khoảng 13.000 người tự kết liễu cuộc đời của mình. Hơn nữa, cống hiến tất cả cho công việc cũng đồng nghĩa là người lao động sẽ không có thời gian cho gia đình, con cái. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc là nước có tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới và tỷ lệ này vẫn tiếp tục đà giảm theo các năm. Năm 2023, con số này rơi vào mức 0,72. Số lượng trẻ được sinh ra trong năm 2023 đã giảm gần 20.000 so với năm 2022. Theo tờ The Guardian, tỷ lệ sinh thấp đáng báo động hiện nay tại Hàn Quốc một phần là do phụ nữ cảm thấy việc sinh đẻ và chăm sóc con cái sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ.
Tận tuỵ, cống hiến thậm chí là vắt kiệt sức cho công việc đã giúp Hàn Quốc phát triển thần tốc và vươn lên thành một trong bốn con rồng châu Á nhưng những hệ luỵ mà nó gây ra cũng không hề nhỏ.
TTTĐ - Tỷ lệ người dân Hàn Quốc cảm thấy căng thẳng vì quá tải công việc ngày càng gia tăng. Điều này đang trở thành thực trạng nhức nhối trong xã hội, buộc Chính phủ Hàn Quốc phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Điều trị tích cực hai công nhân Việt sau vụ nổ nhà máy tại Hàn Quốc
Đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc mua bản quyền phát sóng các trận đấu của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2018
Hàn Quốc “chiến đấu” với rác thải nhựa
Chính sách đặc biệt cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương
Làm việc quá giờ vốn là một nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hàn Quốc bao đời nay. Họ thường bắt đầu công việc vào sáng sớm và kết thúc khi đã đêm muộn.
Bên cạnh đó, các công ty lớn ở Hàn Quốc dù quy mô lớn hay nhỏ đều mong muốn nhân viên của mình cống hiến hết sức lực. Nếu ông chủ của doanh nghiệp còn đang làm việc, nhân viên khó có thể nghĩ tới kết thúc công việc của mình và trở về nhà. Nếu ông chủ muốn rủ nhân viên đi chơi sau giờ làm, lời khuyên được đưa ra là không nên từ chối.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2017 tại 35 quốc gia trên thế giới, người lao động Hàn Quốc có số giờ làm việc nhiều thứ hai với mức lương thấp hơn mức trung bình các quốc gia còn lại. Cụ thể, người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.069 giờ mỗi năm. Mức trung bình trong OECD là 1.764 giờ/năm. Con số này bao gồm cả nhân viên toàn thời gian, bán thời gian và nhân viên thời vụ.
Mặc dù giờ làm việc dài như vậy nhưng mức lương của người lao động tại Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 75% mức trung bình của OECD. Cụ thể, thu nhập thực tế mỗi giờ ở nước này là 15,70 USD, bằng 2/3 mức trung bình của OECD (24,30 USD).
Công nhân ở Đức có thời gian làm việc ngắn nhất, với 1.363 giờ mỗi năm, thấp hơn 706 giờ so với người Hàn Quốc. Họ kiếm được mức lương thực tế hàng giờ là 34 USD, gấp hơn hai lần mức trung bình của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, thực tế năng suất lao động của người lao động Hàn Quốc lại không hề tỷ lệ thuận với số giờ làm việc. Tức là, họ càng lao động nhiều, năng suất càng giảm.
Trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm nay, ông Chung Hyun-back, Bộ trưởng chuyên trách vấn đề Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho rằng, văn hóa làm việc quá giờ đã gây ra tình trạng giảm tỷ lệ sinh ở nước này. Tỷ lệ sinh đẻ ở Hàn Quốc hiện ở mức 1,2 trẻ em/phụ nữ (theo dữ liệu của OECD), thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, cùng với Italy và Tây Ban Nha. Trong khi đó, con số này ở Mỹ là 1,8.
Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, năm 2017 đã ghi nhận hàng trăm hợp tử vong vì làm việc quá sức. Cụ thể trong nghành Bưu chính Hàn Quốc, có gần 2.000 nhân viên đang phải làm việc trên 3.000 giờ một năm, tương đương hơn 58 giờ mỗi tuần. Mức mức độ áp lực công việc của họ còn lớn hơn so với y tá, lính cứu hỏa và phi công lái máy bay chiến đấu.
Năm ngoái, một nhân viên bưu điện tại thành phố Ilsan bị thương trong vụ tai nạn giao thông vẫn được yêu cầu phải hoàn thành công việc. Người này đã để lại lời nhắn rằng, anh bị đối xử vô nhân đạo và sau đó tự vẫn. Vào tháng 7/2017, một nhân viên bưu điện khác đã tự thiêu tại phòng làm việc.
Luật pháp Hàn Quốc không chính thức công nhận nguyên nhân tử vong vì làm việc quá sức. Tuy nhiên, Cơ quan Bồi thường Tai nạn Lao động và Phúc lợi Hàn Quốc (COMWEL) cho rằng, nếu người lao động tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ do phải làm việc hơn 60 giờ một tuần trong ba tháng thì có thể coi là tai nạn lao động và được bồi thường.
Trước thực trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt kế hoạch được xem như nỗ lực giúp tăng cường sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của người dân tại xứ sở kim chi.
Tháng 7 vừa qua, Chính phủ nước này đã xây dựng điều luật giảm số giờ làm việc tối đa từ 68 giờ xuống còn 52 giờ một tuần (bao gồm cả thời gian làm ngoài giờ). Điều luật này chỉ thực sự được áp dụng với các công ty có quy mô trên 300 nhân viên, kể từ tháng 1/2019.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho rằng đây là “cơ hội quý giá để giảm thiểu tình trạng làm việc quá sức cũng như tạo điều kiện để người dân dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình”. Chính phủ của ông Moon thời gian qua đã tăng mức lương tối thiểu theo giờ 16% (khoảng 7 USD). Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.
Bên cạnh việc giới hạn thời gian làm việc trong mỗi tuần, tháng 8/2018, Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc cũng yêu cầu các công ty buộc phải tuyển dụng thêm người thay vì bắt nhân viên phải làm thêm giờ. Để đáp ứng kế hoạch giảm giờ làm việc của Chính phủ, các doanh nghiệp đã đề ra những biện pháp khá dứt khoát. Ví dụ như, các công ty sẽ cho đóng hệ thống máy tính cơ quan để buộc nhân viên phải trở về nhà sớm hơn. Một số công ty khác thì lắp đặt hệ thống camera giám sát để đảm bảo nhân viên của họ không làm việc muộn hoặc đến làm quá sớm so với giờ quy định. Mặt khác, cũng có một số công ty lắp hệ thống phát hiện khói để hạn chế việc nhân viên hút thuốc hay pha cà phê, khuyến khích họ hoàn thành công việc sớm để trở về nhà.
Tuy nhiên, các kế hoạch này chưa nhận được phản hồi tích cực từ chính lực lượng lao động tại xứ sở kim chi. Phần lớn họ cho rằng, giảm số giờ làm việc hàng tuần sẽ khiến họ bị mắc kẹt với khối lượng công việc còn dang dở vì thiếu giờ làm và cuối cùng họ vẫn phải giải quyết chúng.
"Những quy định về giờ lao động thực chất chỉ tồn tại trên giấy tờ. Thực tế, chúng tôi phải làm việc, làm việc và làm việc", anh Hyun-Soo, một nhân viên kế toán tại Seoul cho hay.
Còn các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì cho rằng, họ sẽ phải chi một khoản tiền lớn để thuê thêm nhân công bù lấp lỗ hổng công việc mà chính sách giảm giờ làm việc của Chính phủ gây ra.
Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc chắc chắn phải cần nhiều thời gian để văn hoá làm việc quá giờ không còn là một vấn đề cố hữu của nền kinh tế phát triển lớn thứ tư châu Á này.
Theo OECD, người dân Mexico có số giờ làm việc nhiều nhất, với số giờ làm việc trung bình 2.255 vào năm ngoái. Trong khi đó, Nhật Bản là 1.713 giờ, Hoa Kỳ là 1.783 giờ, Ý là 1.730 giờ và Vương quốc Anh 1.676 - đạt mức trung bình của OECD.