Vì Sao Tiền Nhật Mất Giá

Vì Sao Tiền Nhật Mất Giá

Để tránh mắc bẫy khi mua ô tô giá siêu rẻ như quảng cáo, nhiều chuyên gia ô tô khuyên nên mua xe ở hãng, đại lý có địa chỉ rõ ràng - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Để tránh mắc bẫy khi mua ô tô giá siêu rẻ như quảng cáo, nhiều chuyên gia ô tô khuyên nên mua xe ở hãng, đại lý có địa chỉ rõ ràng - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Giá tốt, giao nhanh, đúng hẹn!?

Tháng 1-2023, vì lời giới thiệu "làm ở cảng, quen nhiều hãng ô tô" của bà C.T.H. (đang ở TP.HCM) mà ông P.T.P. (tỉnh Phú Yên) chuyển tiền cọc mua 4 chiếc xe giá "hời" so với thị trường.

"Bà H. giới thiệu làm ở Hải quan TP.HCM và nói nếu muốn mua xe giá gốc thì bà mua cho giá tốt, giao nhanh, đúng hẹn. Vì vậy tôi có nhờ bà H. mua 4 chiếc xe.

Sau 15 lần chuyển cọc và chuyển thêm cho bà H. tổng cộng gần 700 triệu đồng nhưng hiện tại chỉ thấy "bẫy lừa", chứ xe vẫn chưa thấy đâu. Tiền lấy lại cũng không được", ông P. kể.

Bốn chiếc xe gồm: Toyota Corolla Cross V 2022 giá chỉ 500 triệu đồng; 2 chiếc Toyota Vios sản xuất 2022 giá 250 triệu đồng/chiếc; 1 chiếc Toyota Fortuner sản xuất năm 2022 giá 700 triệu đồng. Như vậy, tính ra giá mua này chỉ bằng 2/3 so với thị trường.

Tương tự, chỉ biết qua TikTok mà tháng 6-2023, bà N.D.T. (tỉnh Tây Ninh) đã mua 4 chiếc xe qua bà C.T.H. và đã bàn giao.

"Người ta giới thiệu muốn mua ô tô giá rẻ hơn thị trường thì cần mua nhiều xe/lần. Vì mua được 4 chiếc rồi, tôi tin tưởng nên lần thứ 2 mua xe tôi rủ bạn bè, người thân mua thêm 11 chiếc ô tô khác do bà H. chào bán, cọc 750 triệu đồng. Đến nay xe vẫn không có…", bà T. cho biết.

Gần đây, trên mạng xã hội có các trang Facebook mua bán xe ô tô, xe máy thanh lý hải quan, xe không giấy tờ giá rẻ. Những sản phẩm này giá bán rất rẻ, thậm chí chỉ một nửa so với các showroom trên thị trường.

Đừng vì rẻ đôi ba triệu mà mất hàng trăm triệu…

Ông Bùi Vũ Phi Bằng, kinh doanh xe ô tô cũ ở TP.HCM, cho rằng không có một cơ quan nhà nước hay cá nhân nào được phép thanh lý xe nhập lậu, trốn thuế, giá rẻ như các trang mạng xã hội rao.

"Để tránh bị bẫy, nên mua xe chính ngạch tại các showroom, đóng thuế đàng hoàng, giao xe đúng hẹn", ông Bằng khuyên.

Ngoài xe ô tô, xe máy giá rẻ "thanh lý hải quan" cũng được rao bán trên mạng - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Đồng - chuyên gia ô tô - cho rằng rất vô lý khi xe giá rẻ hơn một nửa hoặc 2/3 so với giá bán công khai trên thị trường. Ông Đồng cho rằng không có ô tô siêu rẻ mà không đi liền… cái bẫy

Ông Đồng nhìn nhận: "Sản phẩm có những tiêu chuẩn riêng nên tung ra thị trường thì giá trị không thể có một mức giá rẻ bèo so với mức chung.

Ở Việt Nam cái gì cũng mua online, đừng vì rẻ đôi ba triệu mà mất hàng trăm triệu. Nên mua xe ở cửa hàng, salon uy tín, có địa chỉ, để sản phẩm bảo đảm độ xác thực về kỹ thuật cũng như những yếu tố liên quan đến sản phẩm".

Theo đơn khiếu nại của ông N.T.T (ngụ P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều; chủ thuê bao ĐTDĐ số 0902757...), trong tháng 7 - 8 vừa qua, tiền cước điện thoại của ông đột ngột tăng lên hơn 300.000 đồng/tháng. Ông được chi nhánh MobiFone tại Cần Thơ cho biết đó là tiền cước sử dụng dịch vụ truy cập GPRS. Sau đó, chi nhánh MobiFone đã in chi tiết cước GPRS của ông sử dụng mỗi tháng, lên đến 32 trang giấy khổ A4, với 2.552 lần truy cập. Trong đó thể hiện hằng ngày, ông T. truy cập ít nhất 100 lần, có ngày 127 lần, có khi truy cập từ 12 giờ khuya trở đi.

Còn anh Đ.V.V (chủ nhân ĐTDĐ số 0903327..., là phóng viên báo thuộc ngành công an) cho biết sau khi mua chiếc ĐTDĐ Nokia Lumia 800 phục vụ công việc, đến cuối tháng anh mới “tá hỏa” khi tiền cước được báo lên gần 1 triệu đồng; trong đó riêng cước GPRS chỉ trong 15 ngày đã hơn 500.000 đồng.

Chi tiết cước truy cập dài 32 trang của ông T. được nhà mạng cung cấp - Ảnh: Mai Trâm

Để quản lý giờ giấc, đưa đón con trai đang học lớp 12, bà H.T.T.C (ngụ P.An Hòa, Q.Ninh Kiều) mua cho con chiếc ĐTDĐ Nokia trên 2 triệu đồng và đăng ký mạng MobiFone để sử dụng. Tuy nhiên, khi thanh toán tháng đầu tiên, tiền cước đã hơn 700.000 đồng; tháng thứ 2 lên gần 800.000 đồng, trong đó, tiền truy cập GPRS gần 500.000 đồng. Bị la rầy, con bà khăng khăng cho là chỉ sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình, bạn bè, không hề truy cập mạng. Sự việc chỉ được làm sáng tỏ khi bà C. đến nơi đóng cước của MobiFone, yêu cầu cung cấp chi tiết truy cập GPRS; bà mới vỡ ra, lời cam kết của con mình là đúng sự thật.

-MobiFone: Soạn tin “HUY GPRS” gửi đến 994. - Viettel: Soạn tin “OFF” gửi đến191. - Vinaphone: Soạn tin “GPRS OFF” gửi 333.

Sáng 27.9, trao đổi với Thanh Niên, bà Huỳnh Châu Ngọc Thúy, Phó giám đốc chi nhánh MobiFone tại Cần Thơ, giải thích: Mobile Internet là dịch vụ truy cập internet trực tiếp từ máy di động, thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của mạng MobiFone. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng điện thoại thông minh như: iPhone, HTC, Samsung Galaxy… Khi khách hàng mua đã được cài đặt mặc định chế độ mở truy cập dữ liệu (data), nên đã phát sinh cước GPRS/3G ngoài ý muốn do máy điện thoại thường xuyên tự truy cập và cập nhật các dữ liệu, phần mềm, thông tin… qua đường truyền GPRS. Do vậy, khách hàng cần lưu ý, khi sử dụng các dòng điện thoại thông minh có nhiều chức năng truy cập, nên xem kỹ cách hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và của nhà cung cấp dịch vụ mạng để tránh phát sinh cước ngoài ý muốn. Trong đó, việc đơn giản nhất là nếu không có nhu cầu truy cập mạng thì nên tắt truy cập dữ liệu (data) hoàn toàn và tắt tính năng thông báo cập nhật phần mềm mới, để máy không thể tự truy cập vào mạng phát sinh cước ngoài ý muốn như các trường hợp trên. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu truy cập mạng thường xuyên thì nên đến các điểm giao dịch của các mạng di động để đăng ký các gói cước sử dụng trong nước dành cho mạng di động. Hiện có rất nhiều gói cước để khách hàng chọn lựa đăng ký sử dụng, tùy theo nhu cầu của mình.

DollarDollar là tên gọi phổ biến nhất của các đồng tiền trên thế giới, được sử dụng ở nhiều nước như Mỹ, Australia, Canada, Fiji, New Zealand, Singapore...

Theo OxfordWords, từ “joachimsthal” trong ngôn ngữ Hạ Đức (Low German) có nghĩa là Thung lũng Joachim’s, một nơi từng là địa điểm khai mỏ bạc. Những đồng tiền xu được dập từ mỏ bạc này được gọi là “joachimsthaler”, sau đó được gọi ngắn gọn hơn là “thaler”, rồi cuối cùng đọc chệch thành “dollar”.

PesoTrong tiếng Tây Ban Nha, “peso” có nghĩa là “trọng lượng”.

LiraTên gọi đơn vị tiền tệ “lira” của Italy và Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ “libra”, một từ Latin có nghĩa là “pound” - một đơn vị đo lường trọng lượng.

MarkĐồng mark của Đức và đồng markka của Phần Lan trước kia có tên gọi xuất phát từ đơn vị đo lường trọng lượng. Hiện nay, cả hai quốc gia này đều sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro.

RialTừ Latin “regalis”, có nghĩa “hoàng gia”, là nguồn gốc tên gọi đơn vị tiền tệ “rial” của Oman và Iran.Tương tự, Qatar, Saudi Arabia, Yemen cũng đều sử dụng đơn vị tiền tệ là “riyal”. Trước khi dùng đồng euro, Tây Ban Nha cũng sử dụng đồng “reals”.

RandGiống như đồng dollar, tên gọi đồng “rand” của Nam Phi đến từ tên bằng tiếng Hà Lan của thành phố Nam Phi Witwatersrand - một nơi có nhiều vàng.

Nhân dân tệ (Yuan) Trung Quốc, Yên Nhật, và Won Hàn Quốc Chữ "圓” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “tròn” hoặc “đồng xu hình tròn”. Chữ này là từ xuất phát tên gọi của Nhân dân tệ (Yuan), Yên, và Won.

CownNhiều nước vùng Scandinavia sử dụng đồng tiền có tên gọi xuất phát từ “corona”, một từ trong tiếng Latin có nghĩa là “vương miện”.Tên gọi đồng krona của Thụy Điển, krone của Nauy, krone của Đan Mạch, krona của Iceland, và kroon của Estonia (hiện nay đã bị thay thế bằng euro), và koruna của Cộng hòa Czech đều xuất phát từ cùng gốc Latin này.

DinarCác nước Jordan, Algeria, Serbia, và Kuwait đều gọi đồng tiền của mình là “dinar”. Tên gọi này đến từ một từ Latin là “denarius” - tên gọi một loại tiền xu bằng bạc sử dụng dưới thời đến chế La Mã cổ đại.

RupeeTừ “rupya” trong tiếng Sankrit của Ấn Độ có nghĩa là bạc đúc. Từ này là từ gốc cho tên gọi đơn vị tiền tệ rupee của Ấn Độ và Pakistan, cũng như rupiah của Indonesia.

Bảng AnhTên gọi pound (bảng Anh) có nguồn gốc từ một từ Latin “poundus” có nghĩa là “trọng lượng”. Các nước Ai Cập, Lebanon, Nam Sudan, Sudan và Syria cũng gọi đồng tiền của mình là pound.

RubleTên đơn vị tiền tệ ruble của Nga và Belarus được đặt theo một đơn vị đo lường trọng lượng dành cho bạc.

Zloty“Zloty” là từ tiếng Ba Lan dùng để chỉ những thứ làm bằng vàng.

ForintĐồng forint của Hungary có tên gọi xuất phát từ “fiorino”, một từ tiếng Italy chỉ một loại tiền xu bằng vàng của vùng Florence. Đồng xu vàng này có dập hình một bông hoa, mà bông hoa theo tiếng Italy là “fiore”.

RinggitVào thời những đồng xu còn được làm bằng kim loại quý, kẻ gian thường gọt một phần nhỏ của nhiều đồng xu, rồi gộp phần kim loại thu được để làm đồng xu mới.Để chống lại tình trạng này, các quốc gia bắt đầu dập đồng xu có cạnh răng cưa. Trong tiếng Malaysia, từ “ringgit” có nghĩa là răng cưa, đồng thời cũng là tên gọi đơn vị tiền tệ của nước này.