Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch 01/01.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch 01/01.
Tết Nguyên Đán 2024 (năm Giáp Thìn) sẽ rơi vào ngày 10/02/2024 Dương lịch, Mùng 2 rơi vào ngày 11/02/2024 Dương lịch.
Lịch nghỉ Tết của Nhà nước: Từ 8/2/2024 - 14/2/2024 (Dương lịch) tức ngày 29/12/2023 - 5/1/2024 (Âm lịch)
Tết Nguyên Đán hay được gọi là Tết cổ truyền của người dân Việt Nam ta. Thuật ngữ "Tết" mà mọi người thường hay gọi là từ rút gọn để chỉ Tết Nguyên Đán. Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán: "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm.
Theo sự tích "Bánh chưng, bánh dày", ngày Tết có thể đã xuất hiện từ thời Vua Hùng.Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ "Tết Nguyên đán" cũng được phổ biến từ thời đó. Đến nay vẫn chưa có ai biết rõ nguồn gốc thực sự của ngày Tết, chỉ biết rằng đây là ngày khởi đầu cho mọi thứ trong năm.
Tết Nguyên Đán 2024 là năm Giáp Thìn
Tết luôn được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch hằng năm, không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở những nước có cộng đồng người Việt đang làm việc và sinh sống. Đối với người Việt mà nói, Tết Nguyên đán giữ một vị trí vô cùng quan trọng và linh thiêng. Trong ngày lễ này, người ta sẽ khoác lên người những bộ quần áo mới đẹp nhất, ăn những món ăn ngon lành dành cho ngày Tết.
Dù có đi xa đến đâu, thậm chí là xuất ngoại thì những người con của Việt Nam vẫn sẽ trở về vào dịp Tết Nguyên Đán để đoàn tụ cùng gia đình. Dù cho chúng ta vốn không định nghĩa được Tết, nhưng trong tâm trí mỗi người Việt, Tết đại diện cho những buổi sum họp gia đình, là mọi người cùng quây quần trong thời khắc đầu tiên của năm mới.
Ngày nay, các gia đình trẻ và hiện đại chọn những cách đón Tết đơn giản hơn thuở xưa rất nhiều. Các thủ tục cũng được tinh giản so với thời trước, nhưng nhìn chung, Tết ngày nay vẫn luôn giữ được giá trị chung, đó là hướng về cội nguồn.
Tết là dịp để sum vầy, đoàn viên
Những thành quả mà chúng ta đạt được trong năm cũ không chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ vào thần linh phù hộ độ trì, giúp đỡ chúng ta vượt qua tai ương. Vì vậy vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta thường làm lễ cúng trả cho thần linh, bày tỏ lòng biết ơn và nguyện cầu những điều tốt đẹp cho năm tới.
Ta thường thấy ba mẹ làm mâm cơm cúng vào đêm Giao Thừa. Mâm cơm cúng ấy vừa là mâm cơm đầu tiên của gia đình, vừa là sự thành tâm cầu nguyện đến Thần Nông, Thổ địa, ông Công, ông Táo,những người thân trong gia đình đã khuất,... mong các Ngài phù hộ cho năm mới làm ăn suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Mâm cơm cúng vào Giao Thừa cũng là mâm cơm đầu năm của gia đình
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên (Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam) viết: "Ngày này là lúc khởi đầu của một năm, tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo bùa quý báu".
Bởi lẽ đó, "người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm; người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí, người ta đốt vàng mã để xua đuổi hiểm họa binh đao; người ta giặt quần áo để tránh mọi tật bệnh và sự khốn khó…” Khi năm cũ qua đi và năm mới đến, mọi người sẽ tạm gác lại những dự định còn dang dở của năm cũ, dù đã hoàn thiện hay chưa, để chuẩn bị thật chỉn chu cho năm mới.
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương làm ngày Tết Âm lịch như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ vào ngày Tết Âm lịch 2025 được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm việc vào ban đêm ngày Tết Âm lịch thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Bên cạnh đó khi làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa cụ thể như:
Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
1. Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, người dân vẫn được sử dụng pháo hoa vào Tết 2025 nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Tết Nguyên Đán 2024 đã đến rất gần, người người nhà nhà đều vô cùng trông đợi ngày lễ này. Mykingdom sẽ giúp bạn tìm hiểu xem ngày lễ này bắt đầu khi nào, lịch nghỉ Tết 2024 và ý nghĩa của ngày lễ trọng đại này nhé.