Ngày 25/6 vừa qua, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Thị Ngọc (SN 1997, ở Lai Châu) mức án 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng (SN 1996, ở Khánh Hòa) và Trần Hà Mi (SN 1996, ở Quảng Ninh) lần lượt nhận mức án 24 và 15 tháng tù về cùng tội danh.
Ngày 25/6 vừa qua, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Thị Ngọc (SN 1997, ở Lai Châu) mức án 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng (SN 1996, ở Khánh Hòa) và Trần Hà Mi (SN 1996, ở Quảng Ninh) lần lượt nhận mức án 24 và 15 tháng tù về cùng tội danh.
Trước thực tế trên, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc chi nhánh Saigon Tourist khuyến cáo người dân tuyệt đối cảnh giác với các thủ đoạn tinh vi như: Tuyển Cộng tác viên (CTV) làm việc online với các nhiệm vụ: Like, Share, tăng tương tác, đánh giá các trang du lịch và nhận hoa hồng ngay; yêu cầu chuyển khoản phí cam kết.
Cùng với đó là hành vi giả mạo giấy tờ, giả mạo cán bộ, nhân viên lữ hành một cách tinh vi trên các kênh mạng xã hội hoặc sử dụng hotline giả mạo để tuyển dụng nhân sự, tư vấn các dịch vụ, bán tour giá rẻ yêu cầu chuyển khoản cọc.
Theo bà Thu, khách hàng cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng thông tin liên hệ, website chính thức của công ty lữ hành trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Đồng thời, cảnh giác với các chương trình khuyến mãi quá hấp dẫn.
Không nên tin vào các chương trình khuyến mãi có giá quá rẻ so với thị trường không xuất hiện trên các kênh chính thức của các công ty lữ hành. Chỉ thực hiện thanh toán khi đã xác minh rõ ràng thông tin và dịch vụ qua các kênh thanh toán, kênh tư vấn chính thức của công ty lữ hành.
Về phía công ty Lữ hành Saigontourist, bà Thu cho biết, công ty không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào tài khoản cá nhân. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện qua tài khoản chính thức tại TP.HCM và 18 chi nhánh. Do đó, khi có nghi ngờ, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với văn phòng và các chi nhánh trên toàn quốc hoặc qua các kênh thông tin chính thức để được hỗ trợ.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có khuyến cáo về tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên môi trường mạng.
Dolab cho biết dù thường xuyên đăng tải các thông tin cảnh báo, song thời gian qua, tình trạng một số cá nhân, tổ chức mạo danh các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ để lừa đảo tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tái diễn.
Các đối tượng này nhằm vào những thị trường mới như Úc, Canada và một số thị trường có thu nhập cao khác thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) hoặc các website mạo danh.
Những đối tượng lừa đảo chủ yếu nhằm vào các thị trường mới như Úc, Canada và một số thị trường có thu nhập cao
Một trong những website cung cấp thông tin giả mạo về tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài là https://h5.vinacomvn.com.
Nhằm tránh bị lừa đảo và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, Dolab khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan.
Đồng thời, chỉ liên hệ với doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo số điện thoại, website chính thức được đăng tải trên Giấy phép hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp và trên Cổng thông tin điện tử của Dolab (www.dolab.gov.vn).
Người lao động cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phán ảnh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đề nghị liên hệ với Dolab theo số điện thoại 0243.8.249.517 máy lẻ 512 và 513, địa chỉ 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Gần đây nhất, vào trung tuần tháng 5, Bộ LĐ-TB-XH cũng đã có Công văn số 2045/BLĐTBXH-CQLLĐNN gửi đến UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo người lao động Việt Nam đi làm việc tại Úc trong ngành nông nghiệp.
Khi có nhu cầu ra nước ngoài làm việc, người lao động cần tìm hiểu kỹ, chọn doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có pháp nhân rõ ràng
Theo đó, các tổ chức, cá nhân mạo danh Bộ LĐ-TB-XH và phía Úc lựa chọn thực hiện chương trình đưa lao động đi làm việc tại Úc để tuyển chọn, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật, có nguy cơ mất an ninh, trật tự tại một số địa phương.
Để ngăn ngừa tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng thông tin về các chương trình đi làm việc ở nước ngoài để lừa đảo, thu tiền của người lao động trái quy định pháp luật, Bộ LĐ-TB-XH đã đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thông tin, tuyên truyền đến người lao động tại địa phương.
Đồng thời, khuyến cáo người lao động không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào không nằm trong danh sách doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp được Bộ LĐ-TB-XH cấp phép .
Trong năm 2024, Bộ LĐ-TB-XH đặt mục tiêu đưa khoảng 125.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao, như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc...