Fdi Hải Phòng Năm 2024

Fdi Hải Phòng Năm 2024

Trong 9 tháng năm 2023, Hải Phòng đã thu hút được hơn 3 tỷ USD vốn FDI, vượt kế hoạch đặt ra cho cả năm 2023 là hơn 2 tỷ USD.

Trong 9 tháng năm 2023, Hải Phòng đã thu hút được hơn 3 tỷ USD vốn FDI, vượt kế hoạch đặt ra cho cả năm 2023 là hơn 2 tỷ USD.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

ma-truong-dai-hoc-tai-hai-phong.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng trong năm qua đạt 3,5 tỷ USD, tăng 140% so với năm 2022 và bằng 3/5 chặng đường của giai đoạn 2020 - 2025.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư tại phòng làm việc của mình, ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng hồ hởi chia sẻ: “Với kết quả thu hút FDI cao nhất trong 3 năm qua, bằng 3/5 chặng đường của nhiệm kỳ 2020 - 2025, sao không vui được cơ chứ!”.

Ông cho biết, năm 2023, thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng đạt 3,5 tỷ USD, với 62 dự án cấp mới, 37 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 175% kế hoạch giao, tăng 140% so với năm 2022, đứng thứ 2 cả nước và đứng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng.

Điều đáng nói không chỉ đến từ vốn đăng ký cao nhất, mà còn là tỷ lệ dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến - chế tạo, logistics đạt trên 93%. Bên cạnh đó, suất đầu tư trung bình trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng cũng rất ấn tượng, đạt 12 triệu USD/ha, bằng 2,6 lần bình quân cả nước (khoảng 4,61 triệu USD/ha) và đạt 56 triệu USD/dự án, bằng 2,8 lần bình quân cả nước (khoảng 20 triệu USD/dự án).

“Lũy kế đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế có 520 dự án FDI, với trên 26,5 tỷ USD. Rất ấn tượng và tự hào”, ông Kiên nói.

Việc thu hút 3,5 tỷ USD vốn FDI trong năm 2023 cho thấy nỗ lực đổi mới tư duy, cải cách toàn diện, hành động quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hải Phòng, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (Heza).

Theo ông Kiên, để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài lợi thế về hệ thống giao thông, cảng biển, Thành phố còn luôn xác định tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư.

Năm qua, Hải Phòng tập trung xúc tiến tại những thị trường trọng điểm, có tìm hiểu, chọn lựa trước. Việc này góp phần giúp Thành phố đạt kỷ lục về thu hút vốn FDI.

Hiện tại, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số được Heza tập trung triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. “Giờ ngồi ngay tại Ban Quản lý, chúng tôi có thể biết được hoạt động khá chi tiết của các nhà máy về xây dựng, nhân sự…, bởi phần mềm quản lý hoạt động liên thông tới từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế”, ông Kiên chia sẻ.

Một điều ghi nhận nữa, trong năm qua, lãnh đạo Thành phố đã dành nhiều thời gian làm việc với các nhà đầu tư lớn, trực tiếp xúc tiến đầu tư cả tại chỗ và ở nước ngoài. Đặc biệt, các chuyến công tác gần đây của lãnh đạo Thành phố tại Hàn Quốc, Nhật Bản mang lại thành công vượt trội, với những dự án “tỷ USD” được triển khai gần như ngay lập tức.

Kết quả trên cho thấy sự sôi động và sức hấp dẫn trong hoạt động phát triển kinh tế của Thành phố cảng. Điều này đã cụ thể hóa dần các mục tiêu mà Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố đặt ra.

“Rất nhiều năm, Hải Phòng mới thành lập đoàn xúc tiến đầu tư do Bí thư Thành ủy dẫn đầu tới các thị trường lớn kêu gọi đầu tư. Những cam kết từ người đứng đầu Thành phố là sự khẳng định mạnh mẽ, có độ tin cậy rất cao với các nhà đầu tư”, ông Kiên chia sẻ.

Tính chung giai đoạn 2020 - 2023, Ban Quản lý đã thu hút trên 10 tỷ USD vốn FDI vào khu công nghiệp, khu kinh tế, đạt 88,8% chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội XVI của Thành phố về thu hút vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, vốn FDI tăng dần qua các năm, với năm 2020 đạt 1,4 tỷ USD, năm 2021 tăng lên 2,9 tỷ USD, năm 2022 thu hút 3,2 tỷ USD, năm 2023 là 3,5 tỷ USD.

Chiến lược tập trung thu hút có chọn lọc, chủ động sàng lọc dự án, nhà đầu tư của Hải Phòng đã đem lại hiệu quả rất tích cực. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, như LG (Khu công nghiệp Tràng Duệ); Pegatron, USI, Bridgestone (Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C) đã lựa chọn Hải Phòng là điểm đến cho các dự án “khủng”, kéo theo các dự án vệ tinh nằm trong chuỗi cung ứng, hình thành các cụm liên kết ngành.

“Kết quả đó khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư thông thoáng, an toàn của TP. Hải Phòng, cùng nhiều cách làm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động tích cực đến quyết định đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án hiện hữu tại Thành phố của nhà đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, một khi đón đầu được các ông lớn, Thành phố sẽ có đà tiếp tục thu hút được các doanh nghiệp phụ trợ, dịch vụ đến đầu tư tại chính khu công nghiệp của dự án lõi hoặc khu công nghiệp lân cận”, ông Kiên nhấn mạnh.

Việc nhiều doanh nghiệp FDI đến tìm hiểu và “rót vốn” vào Hải Phòng cho thấy sức hút ngày càng lớn của Thành phố. Mặc dù vậy, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt và không có khoảng cách giữa các quốc gia, vùng, miền, thì cách thức xúc tiến đầu tư cũng không thể đi theo lối mòn. Chính vậy, bên cạnh đổi mới, chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư, Hải Phòng luôn chuẩn bị các điều kiện để doanh nghiệp có thể đầu tư được ngay. Trong đó, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng hiện đại tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

“Hải Phòng đã thực sự tạo dựng được niềm tin trong các nhà đầu tư nói chung và đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Kiên bày tỏ.

Đúng vậy, ông Suk Myung Su, Tổng giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng từng chia sẻ, LG và Thành phố đã hình thành mối quan hệ sâu sắc, tốt đẹp, sẻ chia, cùng trải qua các thăng trầm và cùng phát triển.

“Tập đoàn LG lựa chọn Hải Phòng vì đây là thành phố phát triển đứng thứ 3 của Việt Nam, với tiềm năng và các điều kiện vô cùng thuận lợi như cảng biển, hệ thống logistics, nguồn nhân lực trình độ cao dồi dào. Hải Phòng đã tạo được niềm tin và thực sự trở thành thành phố xứng đáng để đầu tư đối với các nhà đầu tư chúng tôi”, ông Suk Myung Su nói.

Còn bà Oh Young Yu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, khi thăm và làm việc tại Hải Phòng trong năm 2023 đã khẳng định, các nhà đầu tư Hàn Quốc luôn quan tâm, lựa chọn đầu tư tại Hải Phòng, trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất linh kiện điện tử, logistics. Minh chứng là, các công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam gần 82 tỷ USD (tính đến năm 2023), trong đó, Hải Phòng thu hút 120 dự án với gần 11 tỷ USD.

Hay như đánh giá của ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, những năm gần đây, các nhà đầu tư đến từ châu Âu đã cảm nhận được sự thay đổi tích cực của Hải Phòng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài. Hải Phòng được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bài bản và quy mô hàng đầu của Việt Nam.

Mới đây (ngày 17/1), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper bày tỏ ấn tượng tốt đẹp khi trở lại làm việc tại Hải Phòng. Đại sứ khẳng định, Hoa Kỳ giữ vững cam kết hợp tác hỗ trợ Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng về đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ bán dẫn, chuyển đổi số, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, năng lượng sạch, y tế, giáo dục. Ngài Đại sứ cũng đánh giá cao thiện chí và sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền Thành phố đối với doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Hải Phòng.

Rõ ràng, niềm tin cũng quan trọng như những chủ trương, chính sách và sự đổi mới của Hải Phòng trong thu hút FDI - nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của Thành phố.