Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 21 giờ (11-9), lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang lên.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 21 giờ (11-9), lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang lên.
Hà NộiCầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng với vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, được thành phố thống nhất chủ trương xây dựng trong giai đoạn 2025-2030.
Thời sự Thứ sáu, 29/11/2024, 09:46 (GMT+7)
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa thông báo về tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu và sông Hoàng Long, tin lũ trên sông Lục Nam, sông Thương và sông Thái Bình.
- Lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) và sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang xuống chậm.
Mực nước lúc 1h ngày 15/9, trên các sông như sau:
- Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 6,42m, trên BĐ3 0,12m;
- Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 5,94m, dưới BĐ3 0,36m;
- Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 5,09m, dưới BĐ2 0,21m; - Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 4,88m, dưới BĐ2 0,12m; - Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,05m, trên BĐ3 0,05m.
- Mực nước trên sông Thao (tại Yên Bái, Phú Thọ); trên sông Lô (tại Tuyên Quang, Vụ Quang), trên sông Hồng (tại Việt Trì, Sơn Tây, Hà Nội) đã xuống dưới mức BĐ1.
Trong 24 giờ tới, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình có xu thế xuống chậm, phổ biến từ BĐ2 đến trên BĐ3, có nơi trên BĐ3.
- Lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương, sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống ở mức trên BĐ2 dưới BĐ3.
- Lũ trên sông Lục Nam và sông Thái Bình tiếp tục xuống và ở trên mức BĐ1.
- Lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu tiếp tục xuống và ở trên mức BĐ2; sông Thương tại Phủ Lạng Thương, sông Thái Bình tại Phả Lại, sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống và ở mức BĐ1-BĐ2.
- Lũ trên sông Lục Nam tại Lục Nam tiếp tục xuống và ở mức BĐ1.
Cảnh báo tình trạng ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm
Quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.
Với diễn biến mưa giảm được dự báo trong những ngày tới, tình trạng ngập ở vùng trũng, thấp ven sông sẽ dần được cải thiện.
Thời gian nước rút ở vùng trũng thấp ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ từ 9 - 10 ngày, ven sông Tích khoảng 6 - 7 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ 2 - 3 ngày, sông Nhuệ từ 1 - 2 ngày.
Khu vực ngoài đê hạ lưu sông Hồng - Thái Bình (tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương) thời gian rút nước kéo dài từ 3 - 5 ngày, đối với các vùng không chủ động tiêu thoát, khả năng kéo dài hơn.
Nguy cơ xảy ra sạt lở đất vẫn còn trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ:
Sông Cầu, sông Hoàng Long: Cấp 3
Sông Thương, sông Lục Nam, sông Thái Bình: Cấp 2.
Trong 24 giờ tới, mực nước lũ ở hạ lưu sông Hồng tại Nam Định, Ninh Bình hiện tại đang ở mức cao (trên BĐ2 - BĐ3) nên vẫn còn nguy cơ ảnh hưởng đến đê bối ven sông, sạt lở đê, kè tại các vị trí xung yếu.
Ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp, các bãi nổi trên diện rộng còn kéo dài ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội vùng hạ lưu sông Hồng - Thái Bình.
Vùng giáp ranh ở ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Bé và sông Đồng Nai, thuộc địa phận xã Hiếu Liêm của H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và xã Hiếu Liêm của H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Nơi 2 con sông gặp nhau có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 màu nước sông, bên màu đục, bên trong.
Đây là hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận tại ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Bé và sông Đồng Nai, thuộc địa phận xã Hiếu Liêm của H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và xã Hiếu Liêm của H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu tách biệt
Con sông có chiều rộng nhỏ hơn, mang màu nước đục ngầu, đỏ quánh nằm bên trái là sông Bé. Còn con sông to bên phải với màu nước trong xanh là sông Đồng Nai
Khi gặp nhau tại ngã ba này, 2 con sông tạo nên 2 màu nước tách biệt, phân định rõ ràng, chúng ta dễ dàng nhận thấy từ trên cao
Theo người dân nơi đây, sở dĩ có tình trạng độc lạ là do nước sông Bé mang theo nhiều phù sa, bùn đất. Còn ngược lại, đoạn sông Đồng Nai trong xanh trên chỉ cách thủy điện Trị An khoảng 500 mét, nước từ hồ Trị An qua tuabin máy phát điện chảy xuống, gần như rất trong sạch
Mặc dù nằm ở vị trí vùng sâu vùng xa của 2 tỉnh, nhưng ngã ba sông này không vì thế mà vắng người, cô quạnh. Nơi đây rất nhộn nhịp, phà đưa người qua lại tấp nập. Đặc biệt là những ngày cuối tuần, lễ, tết, rất nhiều du khách từ các nơi đổ về hồ Trị An, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai chơi. Đi phà giúp rút ngắn đoạn đường cũng như tìm chút thơ mộng trên sông nước
Sửa đổi, bổ sung về quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quy hoạch như sau:
"a) Rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch này; trong đó xác định cụ thể các khu vực công trình, nhà ở phải di dời, khu vực dân cư tập trung hiện có, khu vực có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới.
b) Căn cứ vào quy hoạch này, quy hoạch tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng có liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền."
Cụ thể, Quyết định số 429/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định số 257/QĐ-TTg về một trong các giải pháp phòng, chống lũ là sử dụng bãi sông. Theo quy định mới:
- Các khu vực dân cư hiện có nằm ngoài bãi sông:
+ Di dời các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.
+ Từng bước thực hiện di dời các khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (chi tiết tại Phụ lục II).
+ Rà soát, có kế hoạch từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ.
+ Các khu vực dân cư tập trung hiện có tại Phụ lục III được tồn tại, bảo vệ: được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình, nhà ở trong khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương và các hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.
Đối với các khu dân cư hiện có chưa có tại Phụ lục III: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ để đưa vào Quy hoạch tỉnh và chịu trách nhiệm về số liệu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
(i) Khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đê điều.
(ii) Diện tích < 5ha="" và="" có="" từ="" 400="" người="" (hoặc="" 100="" hộ)="" trở="">
(iii) Diện tích > 5ha và có mật độ dân cư từ 80 người/ha (20 hộ/1 ha) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp.
(iv) Có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.
- Các bãi Tầm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại (chi tiết theo Phụ lục IV). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không vượt quá 15% diện tích bãi sông, phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.
- Các bãi sông được nghiên cứu xây dựng:
+ Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s (chi tiết các bãi sông theo Phụ lục V). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không được vượt quá 5% diện tích bãi sông; phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.
+ Trường hợp điều chỉnh tăng tỷ lệ diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 bãi sông vượt quá 5%, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tính toán đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều và công trình, nhà ở trên bãi sông khi có lũ, đồng thời phải đảm bảo tổng diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 tuyến sông thuộc tỉnh (bao gồm cả hai bên bờ sông thuộc tỉnh, nếu có) không vượt quá 5% tổng diện tích bãi sông quy định tại Phụ lục V; đồng thời xác định cụ thể vị trí, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và đưa vào phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong Quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các khu vực bãi sông còn lại: Được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Đê điều; không được tôn cao bãi sông hiện có.
- Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, chứa lũ và không làm gia tăng rủi ro thiên tai."
Đồng thời, Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm d khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định số 257/QĐ-TTg như sau: "Khi sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà ở phải lập dự án đầu tư cụ thể, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của Điều 26 Luật Đê điều."