HÀN MẶC TỬ (1912-1940) bậc tài hoa yểu mệnh,thiên tài kiệt xuất của thơ ca hiện đại Việt Nam với một hồn thơ trăng láng lai bất tuyệt rất đặc biệt,hết sức độc đáo,tôi đoan chắc rằng thơ ca nhân loại chúng sinh xưa nay không có một nhà thơ,thi nhân,thi sĩ nào có thể gùn ghè cập kè so sánh !
HÀN MẶC TỬ (1912-1940) bậc tài hoa yểu mệnh,thiên tài kiệt xuất của thơ ca hiện đại Việt Nam với một hồn thơ trăng láng lai bất tuyệt rất đặc biệt,hết sức độc đáo,tôi đoan chắc rằng thơ ca nhân loại chúng sinh xưa nay không có một nhà thơ,thi nhân,thi sĩ nào có thể gùn ghè cập kè so sánh !
Không gian dày đặc toàn trăng cả,
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng
Một nhà thơ thiên tài nhưng yểu mệnh, một kiếp nhân sinh quá ngắn ngủi lại lắm thương đau. Nhưng có lẽ do những bi thương của cuộc đời dành cho số phận mà từ đó những tinh hoa phát tiết làm nên những bài thơ bất hủ mãi mãi với thời gian trong giai đoạn ban đầu của thơ ca cận đại Việt Nam đó là nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Trong cái nhìn tổng thể về gia tài thơ ca của Hàn Mặc Tử để lại, có thể nhận ra những hình tượng chủ thể mà Hàn Mặc Tử nói đến nhiều: Trăng, máu, cuồng điên…
Nhưng đằng sau hiện tượng mật đắng, máu cuồng và hồn điên đau thương bi hận thì “Trăng” là tư tưởng, hình ảnh xuyên suốt, đậm nét trong thi ca Nguyễn Trọng Trí.
Trước hết, có đôi chút về thân thế nhà thơ tài hoa bạc mệnh.
Mãi tận đến bây giờ, vẫn còn có người băn khoăn về cái tên Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử. Bút danh đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Trọng Trí là Phong Trần lúc thi sĩ mới 16 tuổi, rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936 đổi thành Hàn Mạc Tử寒摸仔(Chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo) rồi sau đó đổi thành Hàn Mặc Tử寒墨仔 (Chàng trai bút mực). Như vậy để chúng ta thấy một sự việc hiển nhiên khi nói rằng: Nhà thơ Nguyễn Trọng Trí có nhiều bút danh qua từng giai đoạn, nên ta phải gọi cho đúng bút danh phù hợp vào từng thời điểm.
Trăng là đề tài muôn thuở, là nguồn cảm hứng của biết bao văn nhân thi sĩ. Trăng đã có mặt khắp nơi, khắp chốn qua nhiều phương tiện thể hiện: thơ, ca, nhạc, họa. Hình tượng Trăng (Nguyệt) trong thi ca vốn không xa lạ gì. Ngày từ xa xưa và trong thời Thịnh Đường với Đường Tống bát đại gia mà tiêu biểu là Lý Bạch thì nguồn cảm hứng của thi
gia này là Trăng và lưu truyền chết cũng vì Trăng.
Nhìn xuyên suốt thi ca qua từng thời đại từ nguyên sơ mãi đến bây giờ, ta nhận ra một điều là bất cứ thi sĩ nào trong cuộc đời sáng tác thì ít nhất cũng có một bài viết về Trăng.
Đây không phải là một bắt buộc hay một ước lệ mà là sự rung cảm đồng điệu tâm-hồn của bất cứ một ai trước cảnh đẹp nên thơ giữa đêm khuya thanh vắng. Vì vậy mà trên trần gian này, có bao nhiêu thi sĩ thì có bấy nhiêu bài thơ tả cảnh đêm trăng. Có nhà thơ thì tả cảnh trăng mờ bên suối, có nhà thơ thì tả cảnh đêm trăng ngày mùa, nhiều nhà thơ thích tả cảnh trăng chênh chếch đầu núi, một số nhà thơ khác tả cảnh đôi tình nhân hẹn hò dưới ánh trăng khuya, cũng lắm nhà thơ tả cảnh uống rươụ tiêu sầu hay ngồi ngâm thơ vịnh nguyệt
Lý Bạch một trong Đường Tống bát đại gia được lưu hậu thế với nhiều bài thơ, trong đó có bài tiêu biểu viết về Trăng:
Tiên Điền Nguyễn Du trong Kiều thì có đến 63 câu liên quan đến trăng để chuyển tải ý đồ tả người tả cảnh, tâm trạng… trong đó câu:
Nửa in gối chiếc nửa soi dăm trường
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Long lanh tiếng hạc vang vang hận,
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người.
Và Bích Khê, Quách Tấn, Chế Lan Viên ba trong bốn nhà thơ được mệnh danh Bàn Thành Tứ tử ai cũng có nhiều bài thơ về Trăng.
Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng
Của gương hồ im lặng tợ bài thơ
Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nặng nặng
Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ
Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng
Gió rủ canh đi ngàn liễu khóc,Sông đưa lạnh tới bóng trăng run …Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng?Ghé lại cho nhau gởi chút buồn.
Và Hàn Mặc Tử cũng không nằm ngoài “thói thường tình” ấy.
Thế nhưng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử thể hiện như thế nào?
Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện dưới nhiều góc cạnh đôi khi hiển nhiên trần trụi rồi xen lẫn cách thể hiện chìm ẩn ở những góc khuất của tâm hồn nhưng tựu trung có thể nói Hàn Mặc Tử xem ánh trăng trong thơ như một thực thể của tạo hóa ban phát những ánh sáng lung linh, rồi đôi khi nhận ra sự huyền nhiệm lạ kỳ như một thực thể có linh hồn. Dường như nghe đâu đây tiếng vọng của thời gian không gian xen lẫn trong tiếng thổn thức nghẹn ngào của niềm đau vô tận qua từng sự xoay vòng theo quỹ đạo của bóng trăng. Và với nhận thức từ sâu xa của hình bóng, hình ảnh trăng mà thi nhân đã bày tỏ nổi niềm qua từng thời điểm xuất hiện của trăng trên bầu trời đêm cao vut tiếng vọng thinh không để rồi đã hòa nhập cùng: say trăng, giỡn trăng, ôm ấp trăng, lúc nhìn trăng nằm sóng soải….
Được hình tượng hóa như một nổi niềm chơi vơi trong tình yêu trăng bỗng là thực thể gợi cảm. Một cảm xúc bất chợt phô diển qua ngôn ngữ huyền hoặc nhưng lại dể dàng khơi dậy dâng trào lai láng sự chờ đợi của tình yêu:
Trăng nằm sóng soải trên cành liểu
Thấy, cảm nhận được sự mơn trớn vuốt ve vô hình giữa trăng và gió một cách thi vị.
Và bất chợt một lúc nào đó trăng lại trở thành là tinh cầu trong thái dương hệ như một hiển nhiên bình thường:
Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ
Đầy mình lốm đốm những hào quang
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rủ Những lời năn nỉ của hư vô.
Đôi lúc trần tục với cái nhìn ve vuốt, mơn trớn cả tạo vật. Cảm giác này được thi nhân thể hiện theo lối ứng xử phương Đông vừa lộ liễu, vừa kín đáo:
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Rồi trong bất chợt đau thương uất hận trước những khắc nghiệt tột cùng đến với mình. Thi sĩ đã hoảng loạn nhận ra:
Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa
Vở tan trong vũng đọng vàng khô
Tự sự trong nỗi cô đơn dai dẵng
Trăng lạnh quá, ánh trăng không sáng mấy
Nhưng rồi nhận ra những tất yếu của cuộc đời như một cõi tạm chỉ có nơi vĩnh hằng là miên viễn.Thơ ông càng tha thiết, thanh thoát, an nhiên, chấp nhận, không còn chất gào thét điên cuồng dữ dội:
Ta ném mình đi theo gió trăng Lòng ta tản khắp bốn phương trời Cửu trùng là chốn xa xôi lạ Chim én làm sao bay đến nơi?
Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc.
Và muốn đạt đến đỉnh của thể hiện ước muốn vẫn còn đâu đó trong thơ của Hàn Mặc Tử vẫn còn chút vương vấn dọ hệ lụy của nền thi ca cổ điển vào hậu bán thế kỷ 19 đầu thế kỷ thứ 20. Giả từ những ý thơ nguyên thuỷ để theo gót chân nàng thơ thanh tân với những dòng thơ trữ tình, lãng mạn:
Nhưng qua rồi những phút giây tơ tưởng Anh nhìn trăng lỏn lẻn đậu nhành cao Phải giờ này đang lúc em chiêm bao Chính giờ này anh đang yêu em thiệt Em hãy nhập hồn em trong bóng nguyệt.
Là sợi đường tơ dịu quá trăng Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng
Chỉ có trăng sao là bất diệt Cái gì khác nữa thảy đi qua
Thơ em cũng giống lòng em vậy Là nghĩa thơm tho như ánh trăng Mềm mại như lời tơ liễu rủ Âm thầm trong áng gió băn khoăn.
Mộng uyên ương đang khi tim rào rạt Thuyền anh neo đậu trước bến Hàn giang Nhưng uyên ương khi trăng sao bàng bạc Biến mất rồi, anh thấy khói hương tan.
Để rồi vụn vỡ trong đêm vắng lặng, không gian phủ đầy huyền hoặc ánh sáng đến liêu trai
Cả trời say nhuộm một màu trăng, Và cả lòng tôi chẳng nói rằng. Không một tiếng gì nghe động chạm, Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…
Sự mộng tưởng đến thăng hoa khi nghĩ vế cái chết. Không đơn giản như thói thường của cuộc đời: Sinh, lão, bệnh tử.
Xác ta sẽ hút bao nguồn trăng loạn, Ngấm vào trong cơ thể những hoa hương, Và sẽ thở ra toàn hơi thở sáng, Để trên cao, hồn khỏi lộn màu sương.
Gió tiển đưa ta tới nguyệt thiềm
Ngày làm công nhân đường sắt trên đèo Hải Vân, nhiều lần lũ chúng tôi kéo nhau men theo con đường mòn từ sườn núi xuống khu làng của những người bị bệnh phong là Hoà Vân nằm sát biển. Tận mắt thấy những mảnh đời khổ đau vì căn bệnh hàng đầu của Tứ chứng nan y.
Sau này khi không còn làm đường sắt và nhiều lần thất bại trong mưu tìm một chuyến đi xa.Trắng tay! Tôi xin làm chân phụ xe khách tuyến Đà Nẵng-Quy Nhơn để kiếm sống. Trong tình cờ tôi quen một người Đà Nẵng đang là kỹ thuật viên X.quang tại Bệnh viện Đa khoa Qui Hoà. Và tôi có dịp đến thăm khu trị bệnh phong này.
Ngày xưa do nhận thức không mấy thiện cảm và lánh xa những người mắc bệnh phong, nên chính quyền thường lập ra khu tập trung những người mang căn bệnh này nhằm cách ly với xã hội. Qui Hoà cũng như Hoà Vân đều nằm cách biệt với thế giới bên ngoài và đi lại khó khăn cho những ai muốn đến.
Muốn đến Qui Hoà phải vượt con dốc dài qua gềnh Ráng có tên là Mộng Cầm. Trong một lần đi thăm này tôi được dẫn đi viếng mộ Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ nằm ở lưng chừng sườn núi nhìn ra biển. Từ mộ Hàn Mặc Tử nhìn bao quát cả thung lũng có khu làng của những người bệnh phong Qui Hoà. Những đêm trăng sáng, thung lũng lung linh ngời sáng cùng bãi cát trắng trải dài bên cạnh rừng dương liểu. Thánh thót vang lên tiếng dương cầm của các soeur từ ngôi nhà thờ nhỏ nằm ẩn trong hàng cây dương liểu.
Trăng nằm sóng xoải trên cành liểu
Ngày nay, đến viếng mộ Hàn Mặc Tử dể dàng hơn nhiều. Từ khi có con đường tránh qua đèo Cả nối Quy Nhơn với Sông Cầu, Phú Yên. Một con đường tương đối thuận tiện cho đi lại dẫn xuống khu trị phong Qui Hoà, du khách dễ dàng viếng mộ Hàn Mặc Tử giờ đã được trùng tu.
http://phanchautrinh72.vn/hanmac.htm