Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản - sự lựa chọn hàng đầu của lao động Nghệ An
Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản - sự lựa chọn hàng đầu của lao động Nghệ An
Theo thống kê vào năm 2019, 2020 số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng lên hơn 28.000 người so với mục tiêu ban đầu đặt ra. Trước đó năm 2018 cũng ghi nhận có đến hơn 142.000 lao động đi XKLĐ. Đến năm 2021 do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên thị trường XKLĐ tạm thời đóng băng tuy nhiên lại trở nên nhộn nhịp vào những tháng cuối năm.
Với thống kê trên có thể nói việc lao động Việt Nam lựa chọn đi xuất khẩu nước ngoài đang ngày càng phát triển. Không chỉ mang đến cơ hội việc làm lớn mà còn giúp các lao động có được thu nhập cao và tiếp cận môi trường sống, làm việc hiện đại và tiên tiến hơn.
Hiện nay có 3 thị trường xuất khẩu lao động truyền thống chiếm ưu thế đó là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Trong đó Nhật Bản luôn chiếm giữ vị trí số 1 và thu hút đông đảo lao động Việt Nam trong những năm gần đây.
Đến với Nhật Bản bạn sẽ được học hỏi nhiều về tính kỷ luật, đạo đức, lối sống, tác phong nghề nghiệp. Đặc biệt thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ muốn tìm kiếm thu nhập cao và tích lũy tài chính.
Được đánh giá là một trong những nước khó đi nhưng Nhật Bản lại luôn được các lao động Việt Nam lựa chọn. Vì sao?
Khi bạn là lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản bạn sẽ được hưởng khá nhiều quyền lợi. Cụ thể như sau:
Từ đầu năm 2020 chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản giảm mạnh, đặc biệt là sau thời gian dịch kéo dài thì hiện nay việc đi Nhật không còn quá khó khăn và bạn sẽ được hỗ trợ phí rất nhiều. Vì:
Ngoài ra nếu như trước đây đi nhật chỉ có các hợp đồng 3 năm thì nay các bạn đã có thể gia hạn hợp đồng lao động lên 5 năm cho tất cả các ngành nghề. Đặc biệt hơn mức lương thưởng của các năm thứ 4, thứ 5 sẽ được thay đổi theo phản ánh năng lực lao động của các bạn. Nên các bạn sẽ hoàn toàn được tăng lương so với các năm trước đó.
Đặc biệt hơn sau thời gian dịch bệnh kéo dài thì việc thiếu hụt lao động tại Nhật Bản đang đáng báo động. Vì vậy đây là cơ hội tuyệt vời đối với các bạn đang muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Rất nhiều các đơn hàng hấp dẫn, chương trình đi Nhật từ miễn phí, nợ phí đến hỗ trợ vay ngân hàng được đưa ra để giải quyết vấn đề chi phí.
Vì vậy nếu đang muốn đi Nhật làm việc bạn hãy tận dụng thời gian tuyệt vời này nhé. Hãy liên hệ ngay với Mitaco để được tư vấn và tìm hiểu chi tiết về các đơn hàng phù hợp nhất.
Các thông tin thị trường trên trang web này được chúng tôi lấy từ những nguồn đáng tin cậy và được sàng lọc kỹ càng với sự tận tâm, cẩn trọng của đội ngũ biên tập.
Tuy nhiên, Ngân hàng Á Châu không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sai sót hay thiếu sót hoặc hệ quả nào từ các thông tin trên trang web này.
Trong mọi trường hợp, Ngân hàng Á Châu cùng các nhân viên của chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hoạt động nào được thực hiện dựa trên những thông tin trên trang web này hoặc bất cứ thiệt hại nào mang tính chất hệ quả, thậm chí trong trường hợp Ngân hàng ACB đã được thông báo về khả năng xảy ra những thiệt hại này.
Hoạt động xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2023 diễn biến không thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu giảm 12% và chiều nhập khẩu giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm mạnh tại các quốc gia đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu khi lạm phát tại các quốc gia này vẫn duy trì ở mức cao. Tăng trưởng xuất và nhập khẩu đều cho thấy xu hướng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 ở hầu hết các thị trường đối tác chủ lực như Mỹ (lần lượt xuất khẩu giảm 22% và nhập khẩu giảm 9%), Trung Quốc (giảm 1% xuất khẩu và giảm 19% nhập khẩu), EU (giảm 11% xuất khẩu và 10% nhập khẩu), ASEAN (giảm 10% xuất khẩu và giảm 25% nhập khẩu).
Dự báo xuất nhập khẩu nửa cuối năm 2023:
Với số liệu nêu trên, cùng với tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến số khó lường, dự báo xuất nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm nay vẫn sẽ gặp nhiều thách thức. Mặc dù vậy, nhiều tín hiệu khả quan đã xuất hiện như đà giảm của cả xuất khẩu và nhập khẩu đang dần được thu hẹp sau tháng 7. Ngoài ra, nhiều ngành hàng được kỳ vọng sẽ ghi nhận sự bứt phá hơn trong nửa cuối năm, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam trong 6 tháng cuối năm như gạo, hàng thủy sản, hàng nông sản…
Các ngành hàng công nghiệp xuất nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch của Việt Nam, sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài cho tới năm sau. Nguyên nhân trực tiếp nhất chính là do là tình trạng giảm tổng cầu do lạm phát cao và suy giảm kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính. Bên cạnh đó, khi nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch cũng khiến sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu tăng cao.Trong khi đó, trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, nhiều thị trường nhập khẩu lớn đã duy trì lượng tồn kho hàng hóa khá cao. Đây là lý do khiến tổng cầu suy giảm. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng chưa được khôi phục hoàn toàn do tình hình chiến sự giữa Nga-Ukraine cũng như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương vẫn đang kỳ vọng vào sự lội ngược dòng của xuất nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm nhờ vào việc tăng cường hợp tác thương mại, thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước,… với kỳ vọng tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2023 có thể đạt mức 6%. Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM), dự báo kịch bản khả quan nhất là xuất khẩu cả nước năm 2023 có thể giảm nhẹ 2,17%, nhập khẩu giảm nhẹ 1% và thặng dư thương mại cả nước là khoảng 6,8 tỷ USD đến cuối năm 2023.
Những năm gần đây, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này của Việt Nam có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu cho các nhóm mặt hàng khoáng sản thô, nguyên liệu, nhiên liệu và tăng dần với các mặt hàng nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp chế biến trở thành nhóm sản phẩm chủ lực.
Thị trường Đài Loan còn nhiều tiềm năng nhập khẩu cho các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam do nhu cầu nhập khẩu về thực phẩm, hàng hoá phục vụ tiêu thụ trong thị trường nội địa cũng như lượng khách du lịch rất đông đảo. Đài Loan đã vượt Đức trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2021 Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan ở một số nhóm ngành hàng so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý là: Xơ, sợi dệt các loại đạt 138,6%; Cao su tăng 82,1%; Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 222,5%; Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 327,7%.
Bên cạnh đó, ngày 23/09/2021, Đài Loan đã nộp đơn gia nhập hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với mục tiêu gia nhập nền kinh tế khu vực khi đa phần các nước thành viên CPTPP là các đối tác thương mại chính của thị trường này. Việc Đài Loan nỗ lực gia nhập hiệp định, cùng với quy ước cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cao cho hàng hóa được áp dụng sẽ giúp thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và thị trường này.
Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Ecomviet) xin trân trọng giới thiệu Bản tin xuất nhập khẩu – Thị trường Đài Loan, Bản tin giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực của Việt Nam cũng như phân tích sâu về thị trường Đài Loan và giới thiệu những quy định, lưu ý dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.