Ngành Công Nghệ Thông Tin Có Những Mảng Nào

Ngành Công Nghệ Thông Tin Có Những Mảng Nào

Về mức điểm chuẩn đỗ vào các ngành CNTT, mỗi trường sẽ có mức điểm khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí tuyển sinh và số lượng đăng ký của học sinh. Tuy nhiên, với độ HOT của ngành CNTT như hiện nay, xu hướng điểm chuẩn sẽ tăng ở hầu hết các khối, đặc biệt là điểm của các trường trọng điểm.

Về mức điểm chuẩn đỗ vào các ngành CNTT, mỗi trường sẽ có mức điểm khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí tuyển sinh và số lượng đăng ký của học sinh. Tuy nhiên, với độ HOT của ngành CNTT như hiện nay, xu hướng điểm chuẩn sẽ tăng ở hầu hết các khối, đặc biệt là điểm của các trường trọng điểm.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

Ngành trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực tập trung vào việc phát triển các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự động học và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đó chỉ có thể được thực hiện bởi con người. Mục tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các máy tính có khả năng hiểu, học, tư duy và thực hiện các công việc thông minh một cách tự động.

Ngành trí tuệ nhân tạo đòi hỏi chuyên môn cao, bao gồm kiến thức đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Ngày nay, đã có nhiều ứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo, ví dụ như ô tô tự động lái, phần mềm dịch tự động, trợ lý ảo trên điện thoại và đối thủ ảo trong trò chơi điện thoại.

Ngành Điện toán đám mây tập trung vào cung cấp các dịch vụ tính toán qua internet, bao gồm lưu trữ, xử lý và quản lý dữ liệu. Sinh viên sẽ học cách thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống đám mây.

Sinh viên sẽ học về các mô hình dịch vụ đám mây như IaaS, PaaS, SaaS, các mô hình triển khai Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud. Họ cũng sẽ tìm hiểu về quản lý dịch vụ đám mây trên AWS, Azure, Google Cloud, bảo mật đám mây, mã hóa dữ liệu và quản lý quyền truy cập. Ngoài ra, sinh viên sẽ học phát triển ứng dụng trên đám mây, di chuyển dữ liệu lên đám mây và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.

Cơ hội nghề nghiệp bao gồm: Kỹ sư đám mây (Cloud Engineer) triển khai và quản lý hệ thống đám mây; Kiến trúc sư đám mây (Cloud Architect) thiết kế kiến trúc đám mây; Quản trị viên đám mây (Cloud Administrator) quản lý tài nguyên đám mây; Chuyên gia bảo mật đám mây (Cloud Security Specialist) đánh giá và cải thiện bảo mật; Phát triển viên ứng dụng đám mây (Cloud Application Developer) phát triển ứng dụng trên đám mây.

Ngành Điện toán đám mây cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp về dịch vụ đám mây để cải thiện hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí.

Ngành Internet Vạn Vật (IoT) là một ngành mới nhưng tiềm năng phát triển rất lớn, tập trung vào việc kết nối các thiết bị và hệ thống với internet, cho phép chúng thu thập và trao đổi dữ liệu. Sinh viên sẽ học cách thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp IoT để cải thiện hiệu suất và tiện ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sinh viên sẽ học về các nguyên lý cơ bản của IoT, bao gồm kiến trúc hệ thống IoT, các giao thức truyền thông và tiêu chuẩn kết nối. Họ cũng sẽ tìm hiểu về cảm biến và thiết bị IoT, cách thu thập và xử lý dữ liệu từ các thiết bị này. Ngoài ra, sinh viên sẽ học về an ninh và bảo mật trong IoT, đảm bảo rằng các hệ thống kết nối được bảo vệ khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

Kỹ năng lập trình và phát triển phần mềm cũng là một phần quan trọng của chương trình học, với các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, C++ và Java được sử dụng để phát triển ứng dụng IoT. Sinh viên cũng sẽ học cách tích hợp các hệ thống IoT với các dịch vụ đám mây để lưu trữ và phân tích dữ liệu.

Khoa học máy tính (Computer Science)

Khoa học máy tính (Computer Science) là chuyên ngành tập trung vào nghiên cứu các thuật toán, lý thuyết chuyên môn cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Các chuyên gia Khoa học máy tính sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ tính toán để thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu và xử lý thông tin.

Ngành khoa học máy tính là một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như lập trình viên, cán bộ kỹ thuật, quản lý hoặc điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kiểm thử phần mềm, chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng, phát triển và vận hành mạng máy tính nội bộ. Sinh viên chọn chuyên ngành này có thể chọn học tiếp các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ để nghiên cứu chuyên sâu về khoa học máy tính và trở thành giảng viên CNTT ở các trường đại học lớn.

Mức lương của kỹ sư Khoa học Máy tính tại Việt Nam khi mới ra trường vào khoảng 10-20 triệu tùy vào yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng.

Mức lương tối thiểu người lao động nhận được là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Theo đó, tiền lương người lao động nhận được do 02 bên thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tra cứu lương tối thiểu vùng: Tại đây.

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nó đã và đang thay đổi cách thức hoạt động của con người và xã hội. Chính vì vậy, ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ “hạ nhiệt” bởi nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn khá lúng túng khi chọn ngành học này bởi CNTT chia thành nhiều mảng, nhiều nhóm ngành khác nhau. Mỗi nhóm có những nét đặc trưng và yêu cầu công việc riêng biệt. Chính vì vậy, bài viết này TopDev sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhóm ngành công nghệ thông tin cũng như những điểm thú vị của từng mảng. Bắt đầu thôi nào!

Ngành CNTT diện xét tuyển thẳng

Đối với diện xét tuyển thẳng, thí sinh đảm bảo các tiêu chí và yêu cầu trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2022.

Kỹ Thuật Phần Mềm (Software Engineering)

Kỹ Thuật Phần Mềm (Software Engineering) tập trung vào việc phát triển, thiết kế, triển khai và bảo trì phần mềm. Các chuyên gia công nghệ phần mềm thường là những nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp, được đào tạo để có khả năng tạo ra các giải pháp phần mềm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Hai công việc phổ biến trong ngành kỹ thuật phần mềm là phát triển ứng dụng và phát triển hệ thống.

Các lĩnh vực con của Công nghệ phần mềm bao gồm: phát triển ứng dụng di động (App Developer), phát triển trò chơi (Game Developer), phát triển phần mềm nhúng, phát triển phần mềm mã nguồn mở và nhiều lĩnh vực khác. Có thể thấy, công nghệ phần mềm là một lĩnh vực đầy thách thức, đang phát triển rất nhanh với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao trong tương lai.

Nghề kỹ sư phần mềm có thể vừa thú vị vừa đầy thử thách với cơ hội làm việc trong hầu hết mọi ngành, bao gồm các doanh nghiệp lớn và nhỏ, cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, cơ sở chăm sóc sức khỏe, v.v. Và khi công nghệ tiếp tục phát triển, nhu cầu về các nhà phát triển phần mềm cũng tiếp tục tăng. Nhiều công ty cũng đang chuyển sang tuyển dụng các kỹ sư phần mềm làm việc tại nhà, cho phép tăng tính linh hoạt và nhiều cơ hội hơn để bước vào lĩnh vực này.

Nhờ nhu cầu mạnh mẽ của ngành và chuyên môn kỹ thuật của riêng họ, các kỹ sư phần mềm lành nghề được trả lương xứng đáng với giá trị họ mang lại. Mức lương trung bình của người mới vào nghề đối với các nhà phát triển phần mềm khá cao từ 12 – 17 triệu đồng.